11/03/2017 14:15 GMT+7

Tập trung đầu tư sản phẩm công nghiệp ưu tiên

LÊ THANH
LÊ THANH

TTO - Tại hội thảo quốc tế Chính sách công nghiệp quốc gia VN đến năm 2025, tầm nhìn 2035 do Ban Kinh tế trung ương tổ chức ngày 10-3, nhiều chuyên gia cho rằng cần chọn lọc sản phẩm công nghiệp ưu tiên để có chính sách hỗ trợ thích hợp.

Sản xuất dệt may xuất khẩu tại một công ty ở TP.HCM - Ảnh: Ngọc Hiển

Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định các chính sách chung và lĩnh vực công nghiệp nói riêng đã tác động tích cực đến sự phát triển của công nghiệp VN trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, nhất là trong 10 năm trở lại đây.

Công nghiệp còn phát triển theo chiều rộng

Cụ thể trong 10 năm trở lại đây, tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,42 lần, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng gần 3,5 lần, tỉ trọng GDP công nghiệp duy trì ổn định 31-32%/tổng GDP của cả nước.

Tuy nhiên theo ông Bình, nền công nghiệp VN cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Đó là trình độ thấp, chủ yếu đang phát triển theo chiều rộng, phụ thuộc nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI), tốc độ tăng năng suất lao động (giai đoạn 2006-2015) khá thấp, khoảng 2,4%/năm...

Giáo sư Trần Văn Thọ, ĐH Waseda Tokyo (Nhật Bản), cho rằng sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của VN là dệt may và điện tử, nhưng VN nhập siêu nguyên liệu dệt may và linh kiện điện tử ngày càng nhiều.

Theo TS Vũ Thành Tự Anh (ĐH Fulbright), các sản phẩm chip điện tử và điện thoại cũng đều là sản phẩm của doanh nghiệp FDI. Tập đoàn Intel mỗi năm xuất khẩu trên 4 tỉ USD và Samsung xuất khẩu đạt 30 tỉ USD/năm, nhưng VN chỉ tham gia là gia công và lắp ráp.

Thực tế VN không có nhà cung cấp cấp 1, cấp 2 nào cho Intel, mà chỉ cung cấp một vài bộ phận như giá đỡ, hộp, linh kiện nhỏ. Giá trị gia tăng của các nhà cung ứng cho Intel chỉ chiếm 3%, còn 97% là nhập khẩu. Tương tự, VN nhập khẩu đến 92% linh kiện, nguyên liệu để sản xuất điện thoại Samsung.

Chọn sản phẩm có sức cạnh tranh

Để phát triển nền công nghiệp, theo GS Trần Văn Thọ, VN phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung vào chuỗi giá trị của sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt, phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp VN kết nối có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, từng bước tạo lập được thương hiệu riêng.

Trong khi đó, TS Tự Anh cho rằng VN phải tập trung vào những sản phẩm có sức cạnh tranh, cắt giảm các sản phẩm ưu tiên để thật sự tập trung vào các ngành có năng lực.

Theo ông Tự Anh, VN hiện có một nhóm sản phẩm rất thành công là dệt may, da giày, chế biến tôm, cá ba sa..., chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh của VN dù không có sự tham gia của những nhà đầu tư nước ngoài.

Do đó, VN phải chọn được những ngành thành công qua cạnh tranh, được sàng lọc qua cạnh tranh. Đặc biệt, phải rút gọn danh sách các sản phẩm ưu tiên, đồng thời có chính sách hỗ trợ thích hợp với sản phẩm này.

“Tôi không hiểu tại sao những sản phẩm như động cơ diesel cỡ trung và cỡ nhỏ lại lọt vào trong nhóm các ngành công nghiệp ưu tiên. Hay nhóm linh kiện ôtô dòng xe chiến lược cũng nằm trong danh mục ưu tiên, dù đến nay còn chưa thống nhất đâu là dòng ôtô chiến lược...” - ông Vũ Thành Tự Anh nói.

Theo ông Dương Đình Giám - chuyên gia về công nghiệp, VN nên ưu tiên các sản phẩm công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dệt may và cơ khí, nhưng chỉ nên tập trung vào nguyên liệu, khuôn mẫu...

Làm rõ trụ cột của chính sách công nghiệp quốc gia

Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng hơn bao giờ hết, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 VN phải có chính sách công nghiệp quốc gia đúng đắn và phải được triển khai đồng bộ theo nghị quyết của Đảng.

Để cụ thể hóa chủ trương này, Ban Kinh tế trung ương đang phối hợp với Bộ Công thương, các cơ quan liên quan, chuyên gia xây dựng đề án để tham mưu cho Bộ Chính trị về chính sách công nghiệp quốc gia.

Yêu cầu đặt ra là phải làm rõ các trụ cột chính của các chính sách công nghiệp quốc gia của VN trong giai đoạn tới.

Đặc biệt, để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, các giải pháp lớn của chính sách công nghiệp cần tập trung là công nghiệp ưu tiên, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, ổn định, bình đẳng; phát triển các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong nước...

LÊ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Đàm phán thuế tích cực, cố gắng kết thúc trong thời gian sớm nhất

Kết quả các vòng đàm phán vừa qua có dấu hiệu tích cực, hai bên có cơ hội trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin, hoàn cảnh của nhau.

Thủ tướng: Đàm phán thuế tích cực, cố gắng kết thúc trong thời gian sớm nhất

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Giá gạo tăng kỷ lục giúp gạo Hàn Quốc mở rộng thị trường từ siêu thị tới vali du khách Nhật Bản, mở ra cơ hội xuất khẩu gạo cho Hàn Quốc sau hơn 25 năm.

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Thuế đối ứng của Mỹ: Hãy tin tưởng khả năng đàm phán linh hoạt của Việt Nam

Việt Nam là nước có năng lực sản xuất, và đó là thế mạnh để chúng ta có thể có những đàm phán về thuế đối ứng có lợi với Mỹ. Hãy tin tưởng vào khả năng đàm phán linh hoạt của Việt Nam.

Thuế đối ứng của Mỹ: Hãy tin tưởng khả năng đàm phán linh hoạt của Việt Nam

Ông Trump áp thuế 50% lên EU sẽ là thảm họa với kinh tế Mỹ và châu Âu?

Các chuyên gia cảnh báo nếu ông Trump thực sự áp thuế 50% lên hàng hóa EU, hậu quả kinh tế sẽ là lạm phát cao, tăng trưởng chậm ở Mỹ, châu Âu rơi vào suy thoái và tăng trưởng toàn cầu sụt giảm.

Ông Trump áp thuế 50% lên EU sẽ là thảm họa với kinh tế Mỹ và châu Âu?

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy yêu cầu phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu.

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar