24/05/2025 15:09 GMT+7

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Giá gạo tăng kỷ lục giúp gạo Hàn Quốc mở rộng thị trường từ siêu thị tới vali du khách Nhật Bản, mở ra cơ hội xuất khẩu gạo cho Hàn Quốc sau hơn 25 năm.

Nhật Bản - Ảnh 1.

Du khách Nhật Bản mua gạo từ Hàn Quốc về nước, giữa lúc giá gạo tại Nhật Bản tăng kỷ lục - Ảnh: NEWS1

Trong bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt do thời tiết cực đoan và nguồn cung hạn chế, nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đã chọn cách sang Hàn Quốc du lịch và mua gạo, tạo nên một hiện tượng xã hội đáng chú ý vào giữa tháng 5.

Giá gạo Hàn Quốc rẻ hơn 2,5 lần Nhật Bản

Theo số liệu do Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố ngày 23-5, giá gạo tại nước này trong tháng 4 đã tăng 98,4% so với cùng kỳ năm trước.

Đây là mức tăng lớn nhất kể từ khi có dữ liệu so sánh vào năm 1971, đánh dấu tháng thứ bảy liên tiếp giá gạo tại Nhật Bản tăng kỷ lục.

Trong khi đó, báo cáo của Tổng công ty Phân phối nông - thủy sản và thực phẩm Hàn Quốc (aT) cho biết giá gạo bán lẻ trung bình tại Hàn Quốc hiện rẻ hơn gần 2,5 lần so với Nhật Bản, góp phần lý giải làn sóng du khách Nhật tìm mua gạo trong các chuyến du lịch.

Tờ JoongAng Daily (Hàn Quốc) ngày 21-5 đưa tin nhiều du khách Nhật đã đăng tải hình ảnh và video trên mạng xã hội, cho thấy họ mua gạo tại các siêu thị lớn ở Seoul và các địa phương, rồi làm thủ tục kiểm dịch nông sản tại sân bay Incheon để mang gạo về nước.

Một đoạn video được đăng trên nền tảng Instagram ngày 6-5 với tiêu đề tiếng Nhật "Mang gạo từ Hàn Quốc về Nhật Bản không khó như tưởng tượng", đã thu hút gần 120.000 lượt xem.

Hàn Quốc đàm phán xuất khẩu hàng trăm tấn gạo

Nhật Bản - Ảnh 2.

Doanh nghiệp Nhật Bản đàm phán nhập khẩu thêm hàng trăm tấn gạo Hàn Quốc - Ảnh: JOONGANG DAILY

Báo JoongAng Daily ghi nhận từ ngày 1 đến 19-5, doanh số bán gạo tại 7 siêu thị E-Mart ở tỉnh Gyeongsangnam (Hàn Quốc) tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, trái ngược với xu hướng tiêu thụ gạo đang suy giảm tại Hàn Quốc.

Các nhà phân tích tại Hàn Quốc cho rằng nguyên nhân chính là do lượng du khách Nhật mua gạo tăng đột biến.

Theo báo cáo của Hãng thông tấn Kyodo News ngày 23-5, trong tuần từ 5 đến 11-5, giá gạo trung bình tại Nhật là 4.268 yen/5kg, tương đương khoảng 32 USD.

Trong khi đó báo cáo của Tổng công ty aT cho biết mức giá gạo trung bình tại Hàn Quốc là 29.800 won/10kg, tương đương khoảng 22 USD, khiến gạo Hàn trở thành lựa chọn thay thế hấp dẫn.

Theo báo cáo của JoongAng Daily, tỉnh Gyeongsangnam tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng 80 tấn gạo sông Seomjin, huyện Hadong sang Nhật vào ngày 20-5. Đây là lần đầu tiên từ khi số liệu được thống kê từ năm 1990, gạo Hàn Quốc được xuất khẩu sang Nhật với mục đích thương mại thông thường, không phải cứu trợ.

Giới chức Hàn Quốc cho biết thêm các doanh nghiệp tại Nhật Bản đang tiếp tục đàm phán mua thêm hàng trăm tấn gạo từ nhiều tỉnh của Hàn Quốc, trong đó có Gyeongnam, Jeollanam, Gangwon và Gyeongsangbuk.

Thủ tướng Nhật thừa nhận hệ thống phân phối thiếu hiệu quả

Theo trang The Paper (Trung Quốc), Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru ngày 23-5 cam kết sẽ đưa giá gạo trở lại mức khoảng 3.000 yen/5kg, ông cũng thừa nhận hệ thống phân phối gạo hiện tại là thiếu hiệu quả, tồn tại vấn đề mang tính cấu trúc.

Trang The Paper nhận định khủng hoảng giá gạo đang diễn ra đúng vào thời điểm nhạy cảm trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản dự kiến tổ chức vào ngày 3-7, các chuyên gia cảnh báo nếu đảng cầm quyền không cải thiện hiệu quả điều hành, uy tín của ông Ishiba có thể bị lung lay.

Song song với khủng hoảng trong nước, Nhật Bản cũng đang đàm phán với phía Mỹ về việc điều chỉnh thuế quan.

Kyodo News dẫn lời phát biểu của Bộ trưởng Phục hồi kinh tế Nhật Bản Akazawa Ryosei ngày 23-5 cho biết ông sẽ tham dự vòng đàm phán thuế quan cấp bộ trưởng lần thứ ba giữa Nhật Bản và Mỹ, dự kiến tổ chức tại Washington.

Theo đó, Nhật Bản đề nghị Mỹ điều chỉnh chính sách thuế quan, đồng thời sẽ tìm kiếm điểm thỏa thuận chung dựa trên việc lắng nghe đề xuất và quan điểm của phía Mỹ nhằm đạt được kết quả thuận lợi.

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Hôm 23-5, Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Shinjiro Koizumi cam kết sẽ sớm đưa gạo giá rẻ từ kho dự trữ quốc gia ra thị trường, nhằm ngăn người dân chuyển sang tiêu thụ gạo nhập khẩu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thuế đối ứng của Mỹ: Hãy tin tưởng khả năng đàm phán linh hoạt của Việt Nam

Việt Nam là nước có năng lực sản xuất, và đó là thế mạnh để chúng ta có thể có những đàm phán về thuế đối ứng có lợi với Mỹ. Hãy tin tưởng vào khả năng đàm phán linh hoạt của Việt Nam.

Thuế đối ứng của Mỹ: Hãy tin tưởng khả năng đàm phán linh hoạt của Việt Nam

Ông Trump áp thuế 50% lên EU sẽ là thảm họa với kinh tế Mỹ và châu Âu?

Các chuyên gia cảnh báo nếu ông Trump thực sự áp thuế 50% lên hàng hóa EU, hậu quả kinh tế sẽ là lạm phát cao, tăng trưởng chậm ở Mỹ, châu Âu rơi vào suy thoái và tăng trưởng toàn cầu sụt giảm.

Ông Trump áp thuế 50% lên EU sẽ là thảm họa với kinh tế Mỹ và châu Âu?

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy yêu cầu phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu.

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đánh giá về ngành hàng sầu riêng Việt Nam, các nhà quản lý, chuyên gia cho rằng có bảy tồn tại, hạn chế cần phải cấp bách khắc phục và hành động quyết liệt trong thời gian tới, để phát triển bền vững ngành hàng tỉ đô.

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Sau khi nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, giám đốc doanh nghiệp đặt mua bao bì, cho công nhân pha trộn, đóng gói rồi bán phân bón thành phẩm ra thị trường.

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar