21/09/2015 08:32 GMT+7

Tập, Obama sẽ tranh luận những gì?

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TT - Lịch sử đang diễn biến rất nhanh và không quay lui. Thế lực mới muốn viết trang lịch sử mới bằng cách đẩy văng thế lực cũ. Có hai cục diện trong diễn trình này của lịch sử.

Một chuyến đi Mỹ căng thẳng đang chờ đợi ông Tập - Ảnh: Reuters

10 ngày trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ, thư ký báo chí Nhà Trắng loan báo: “Chuyến thăm sẽ tạo ra cơ hội để mở rộng hợp tác Mỹ - Trung về các vấn đề toàn cầu, khu vực và song phương, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập đề cập đến những bất đồng một cách xây dựng”.

Thông báo đó thể hiện rõ thực tế chuyển biến nhanh kể từ khi ông Tập gặp ông Obama vào tháng 11-2014. 

Lần đó, phát biểu của ông Obama đầy lạc quan: “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng lợi ích hai quốc gia tùy thuộc rất nhiều vào sự thành công của nhau. Tôi tin sự hiện diện của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc ngày càng phát triển đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ”.

Ông Obama cũng khẳng định Mỹ hoan nghênh một Trung Quốc hòa bình, thịnh vượng, ổn định và bày tỏ mong muốn tiếp tục các cuộc thảo luận với ông Tập. Nhưng từ đó đến nay hai bên hợp tác thì ít, đối đầu thì nhiều.

Thời điểm đó chưa có việc Trung Quốc san lấp xây căn cứ trên Biển Đông, “cắm dùi” ở đó rồi “cấm cửa” thiên hạ, đầu tiên chính là Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương thay vì được xem là “mang lại lợi ích cho Trung Quốc” lại bị báo chí và dư luận Trung Quốc xem là mục tiêu cần triệt hạ.

Một tờ báo Trung Quốc đe rằng: “Các đường băng mới (trên các bãi đá mới bồi lấp ở Trường Sa) sẽ giúp hải quân Trung Quốc tấn công nhiều cứ điểm của quân đội Mỹ được thiết lập với sự trợ giúp của Nhật, Philippines, Úc...”.

Tất nhiên Mỹ không tự trói tay. Trước mối đe dọa đó, đầu tiên Mỹ phát động chiến dịch “tố giác” trước cả thế giới hành vi san lấp vì mục đích quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa qua truyền hình CNN.

Sau đó, các quan chức Mỹ không ngớt lên án Trung Quốc bằng những tuyên bố đanh thép, mới đây nhất là Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain. Có phải đây chính là một trong những bất đồng mà ông Obama và ông Tập sẽ “đề cập đến những lĩnh vực một cách xây dựng”?

Mới đây, CNN dự báo: “Tổng thống Obama nói rõ rằng ông muốn Bắc Kinh phải ngừng xây dựng các cơ sở quân sự ở vùng biển tranh chấp trong Biển Đông. Ông cũng mong muốn Trung Quốc ngăn chặn cuộc tấn công mạng vào các cơ quan chính phủ, tổ chức của Mỹ”.

Ngược lại, ông Tập muốn Mỹ trả lại hàng trăm kẻ tội phạm kinh tế Trung Quốc đã bỏ trốn sang Mỹ cùng với tài sản của họ. “Ông cũng muốn Mỹ không dính vào các công việc riêng của Trung Quốc ở châu Á” - CNN cho biết.

Không quá khó để hiểu “các công việc riêng của Trung Quốc” là âm mưu thôn tính Biển Đông cũng như biển Hoa Đông và muốn Mỹ “xê ra”.

Lịch sử đang diễn biến rất nhanh và không quay lui. Thế lực mới muốn viết trang lịch sử mới bằng cách đẩy văng thế lực cũ. Có hai cục diện trong diễn trình này của lịch sử.

Trước khi cuộc đối đầu này đi đến kết cục, một chiến dịch thôn tính sẽ phải hoàn tất. Thành ra cục diện không chỉ là “trâu bò húc nhau”, mà là thôn tính để bành trướng. Nếu chỉ nhằm tránh “trâu bò húc nhau” mà quên đi đe dọa bành trướng thì sẽ bị nuốt không kịp ngáp.

Còn việc hai ông Tập và ông Obama sẽ nói gì với nhau, gia giảm như thế nào vẫn không thể bên ngoài dòng chảy lịch sử mà người ta muốn “vẽ” ra. Năm nay nói thế, năm sau nói khác, làm khác cũng chả sao.

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Israel đã phát động chiến dịch “Cờ đen” nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen sau nhiều tháng leo thang căng thẳng ở Biển Đỏ.

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Thế khó của châu Âu giữa thương chiến Mỹ - Trung

Liên minh châu Âu (EU) đang rơi vào một thế lưỡng nan ngày càng rõ nét.

Thế khó của châu Âu giữa thương chiến Mỹ - Trung

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hệ thống chính trị Mỹ không có chỗ cho một đảng lớn thứ ba, trong khi chính ông Musk có thể là nguồn cơn lớn khiến chính đảng mới thành lập của mình thất bại.

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Lãnh đạo Nga, Trung vắng mặt tại BRICS, tạo cơ hội khối này "mềm hóa" hình ảnh và tăng tiếng nói cho các nước đang phát triển.

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ

Chiều 3-7 (giờ Washington), Hạ viện Mỹ đã thông qua siêu dự luật Lớn và Đẹp - một trong những dự án luật tham vọng và có ảnh hưởng sâu rộng nhất nhiều năm qua.

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ

Kinh tế Thái Lan giữa bất ổn chính trị

Trong bối cảnh thủ tướng bị đình chỉ chức vụ, nền kinh tế Thái Lan đang như “con tàu trôi dạt” giữa khủng hoảng chồng chất.

Kinh tế Thái Lan giữa bất ổn chính trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar