24/10/2021 12:58 GMT+7

Tăng ni, phật tử cung tiễn Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn

Tin: THIÊN ĐIỂU - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Tin: THIÊN ĐIỂU - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

TTO - Sáng nay 24-10, tăng ni, phật tử cả nước cung tiễn Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ - về cõi niết bàn.

Tăng ni, phật tử cung nghinh Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn - Ảnh 1.

Lễ truy điệu Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ bắt đầu vào 9h sáng nay nhưng ngay từ sáng sớm hàng trăm tăng ni, phật tử đã về Tổ đình Viên Minh (chùa Giáng, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) - nơi đại lão hòa thượng cả đời tu tập rồi an nghỉ vĩnh hằng

Lễ truy điệu Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ tổ chức ở Tổ đình Viên Minh và Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Thiền viện Quảng Đức TP.HCM.

Ngoài các phật tử có mặt ở 2 điểm trên, tăng ni tại nhiều tỉnh, thành lập hương án cùng tưởng niệm, nhất tâm cầu nguyện, cung thỉnh đại lão hòa thượng nhập niết bàn.

Tại lễ truy điệu, thượng tọa Thích Đức Thiện - phó chủ tịch, tổng thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phó ban tang lễ - dành những lời tôn kính cùng muôn người ôn lại cuộc đời của một bậc tu hành hiếm có, đã đi cùng dân tộc qua bao chiến tranh, pháp nạn.

Tăng ni, phật tử cung nghinh Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn - Ảnh 2.

Trưởng lão hòa thượng, Đệ nhất phó pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Trí Quảng (thứ hai từ trái qua phải) từ TP.HCM kịp ra Hà Nội tiễn đưa Đức pháp chủ

Trưởng lão hòa thượng, Đệ nhất phó pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Trí Quảng đã thay mặt Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng toàn thể tăng ni, phật tử trong và ngoài nước đọc lời điếu văn cung tiễn giác linh Đức pháp chủ Thích Phổ Tuệ.

Trong lời ai điếu, hòa thượng Thích Trí Quảng khẳng định trước đạo phong tôn kính của Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ "tất cả từ ngữ tán dương của thế gian đều vô nghĩa".

Nhưng cũng "xin mượn ngôn từ thô thiển ôn lại những công hạnh cao cả của ngài để làm tấm gương tu tập cho hàng hậu học", như hơn trăm năm qua ngài đã thắp sáng tâm đăng bao thế hệ bằng chính cuộc đời chân tu của mình.

"Dù lúc gian nan cuốc đất trồng rau trong hợp tác xã nông nghiệp, hay khi được giáo hội suy tôn ngôi vị Pháp chủ tối cao, ngài vẫn một lòng sống cảnh thanh bần thủ đạo.

Trong trượng thất đơn sơ, dưới mái chùa cổ kính, dù thời tiết đổi thay, dù thế cuộc xoay vần, ngài vẫn nghiêm trang cốt cách thoát tục: tay lần tràng hạt, miệng niệm nam mô…

Thân giáo và khẩu giáo của ngài đã thắp sáng niềm tin chánh pháp cho bao người con Phật", họa thượng Thích Trí Quảng dành những lời tôn kính cho Đức pháp chủ.

"Gần như cả cuộc đời tu hành của Đức pháp chủ là kinh qua các cuộc chiến tranh, pháp nạn. Những năm kháng chiến chống Pháp, làng mạc điêu tàn, chùa chiền sụp đổ nhưng hòa thượng vẫn bám trụ, kiên trì ở lại để giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân.

Những năm tháng ấy, dân ở lại cũng đều nghèo, chẳng thể "đội gạo lên chùa" cho các sư nên hòa thượng và các môn đệ tự cày cấy làm ăn, đồng thời tham gia các công việc xã hội, việc làng nước như trực tiếp tham gia giảng dạy các lớp bình dân học vụ, rồi hộ đê, cứu đê, chống lũ lụt. Việc gì tốt cho chúng sinh là hòa thượng đều làm.

Ngay cả khi hòa thượng đã tám mươi tuổi vẫn còn ra đồng làm lụng tự nuôi thân để ngày đêm miệt mài nghiên cứu kinh Phật theo nếp của Tổ xưa.

Khi được hỏi về bí quyết trường thọ, hòa thượng nói "tuổi thọ không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho đời, cho đạo". Còn bí quyết sống lâu của hòa thượng chỉ là "trước hết phải sạch sẽ từ thân đến tâm".

Được suy tôn ngôi vị cao nhất của giáo hội nhưng sinh thời, hòa thượng Thích Phổ Tuệ từng nhắn gửi mọi người đừng gọi mình là Pháp chủ, mà hãy cứ nhìn ông "như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng".

Tăng ni, phật tử cung nghinh Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn - Ảnh 3.

Các nhà sư đi vòng quanh di quan của hòa thượng Thích Phổ Tuệ trước lúc cung thỉnh kim quan nhập bảo tháp

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ sinh năm 1917 tại xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, cụ viên tịch lúc 3h22 ngày 21-10, sau 105 năm trụ thế.

Cụ xuất gia từ lúc 5 tuổi, được người cô ruột là ni trưởng Thích nữ Đàm Cơ đưa về chùa Quán ở Ninh Bình.

Năm 17 tuổi, cụ được gửi đến tu học tại chùa Viên Minh (chùa Giáng) làm đệ tử hòa thượng Thích Quảng Tốn, từ đó sống cả cuộc đời ở ngôi chùa quê này - tổ đình của sơn môn Đa Bảo, là 1 trong 3 sơn môn lớn nhất miền Bắc.

Tăng ni, phật tử cung nghinh Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn - Ảnh 5.

Trưởng lão hòa thượng Thích Trí Quảng, đệ nhất phó pháp chủ, đã đọc lời tưởng niệm trước lúc cung thỉnh kim quan nhập bảo tháp

Tăng ni, phật tử cung nghinh Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn - Ảnh 6.

Người thân họ hảng của Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ bật khóc trong lễ truy điệu

Tăng ni, phật tử cung nghinh Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn - Ảnh 7.

Đúng 10h, lễ cung thỉnh kim quan nhập bảo tháp được diễn ra trang trọng

Tăng ni, phật tử cung nghinh Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn - Ảnh 8.

Sinh thời, hòa thượng Thích Phổ Tuệ từng nhắn gửi mọi người hãy cứ nhìn ông "như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng"

Tăng ni, phật tử cung nghinh Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn - Ảnh 9.

Một tăng ni bật khóc tại lễ truy điệu, cung thỉnh kim quan Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Tăng ni, phật tử cung nghinh Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn - Ảnh 10.

Hơn trăm năm qua, hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã thắp sáng tâm đăng bao thế hệ bằng chính cuộc đời chân tu của mình

Tăng ni, phật tử cung nghinh Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn - Ảnh 11.

Đúng 10h15, lễ truy điệu, cung thỉnh kim quan Đại lão hòa thượng nhập bảo tháp trong khuôn viên Tổ đình Viên Minh kết thúc

Tăng ni, phật tử cung nghinh Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn - Ảnh 12.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ sinh năm 1917 tại xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, viên tịch 3h22 ngày 21-10, sau 105 năm trụ thế

Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ viên tịch sau 105 năm trụ thế

TTO - Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã viên tịch lúc 3h22 sáng nay (21-10).

Tin: THIÊN ĐIỂU - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar