22/10/2021 15:06 GMT+7

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Đám mây trắng ấy đã về trời

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - 'Khi làm lãnh đạo cao cấp của giáo hội rồi, giáo hội thỉnh Hòa thượng lên chùa Quán Sứ (Hà Nội), nhưng Hòa thượng từ chối, vẫn ở ngôi chùa làng thưa vắng người cho tới cuối đời, sống hòa hợp trong lòng dân'.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Đám mây trắng ấy đã về trời - Ảnh 1.

Di ảnh hòa thượng Thích Phổ Tuệ trong tang lễ ngày 22-10 - Ảnh: NAM TRẦN

Tin Đại lão hòa thượng Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ viên tịch sáng 21-10 ở chính ngôi chùa làng - chùa Giáng (Viên Minh tự), nơi người đã cả đời cấy cày tự nuôi mình để nghiền kinh nấu sử - khiến bất cứ ai biết yêu kính đạo hạnh khiêm cung và sự thông tuệ đều cảm một nỗi mất mát lớn lao.

Người con khiêm cung của Đức Phật, người ông kính quý của mọi nhà

Bên đỉnh non thiêng Yên Tử, thượng tọa Thích Đạo Hiển - phó trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh - nghẹn ngào chuẩn bị hương án tưởng niệm người thầy đáng kính, vừa như đang trôi về những vùng ký ức đẹp với thầy Phổ Tuệ.

Gần 30 năm trước, khi vị thượng tọa này chỉ là một chú tiểu mới xuất gia, tìm đến ngôi chùa làng hẻo lánh, yên tĩnh thỉnh vấn hòa thượng Thích Phổ Tuệ, lần nào cũng được nhà chùa chỉ ra ngoài cánh đồng.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Đám mây trắng ấy đã về trời - Ảnh 2.

Chùa Giáng - Viên Minh tự - nơi Đức Pháp chủ hòa thượng Thích Phổ Tuệ sinh sống và tu tập cả đời - Ảnh: NAM TRẦN

Khi ấy hòa thượng đã ngoài 70 tuổi, nhưng lúc nào thầy cũng không đang cày cấy thì chăn trâu bò ngoài đồng như một người nông dân thực thụ.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển kể cả cuộc đời thầy Thích Phổ Tuệ thực hành đúng như lời của chư tổ: "Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực" - tức là người đi xuất gia một ngày không làm một ngày không ăn, nên còn sức khỏe thì cụ còn lao động sản xuất.

Là Đại lão hòa thượng nhưng hằng ngày thầy Thích Phổ Tuệ vẫn tự mình làm những khóa lễ, thắp nhang đèn, thỉnh chuông, tụng kinh...; ban đêm cụ lại dịch kinh sách, nghiền ngẫm giáo lý của đạo Phật.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Đám mây trắng ấy đã về trời - Ảnh 3.

Đức Pháp chủ hòa thượng Thích Phổ Tuệ sinh thời có tâm nguyện giáo dục các tăng ni trẻ hiện nay trở thành những người chân tu - Ảnh: NAM TRẦN

Theo thượng tọa Thích Đạo Hiển, hòa thượng Thích Phổ Tuệ là nhà tu hành có trí huệ siêu phàm thông tuệ Nho, Phật, Lão, hiểu cổ kim, là một tác giả và dịch giả nổi tiếng với sở học uyên thâm, nhưng cụ luôn giảng giáo lý đạo Phật rất giản dị nên ai được gặp hòa thượng cũng cảm thấy rất gần gũi, như "người ông kính quý" của mình.

"Hòa thượng Đức Pháp chủ là bậc cao tăng hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Ngài là bậc chân tu, thực tu, thực học, là người gần như cả đời, từ lúc 5 tuổi đã sống trong cửa thiền, cửa chùa, thấm đẫm giáo lý đạo Phật và thực hành theo lời Phật dạy, đặc biệt là đức giản dị, khiêm cung.

Hòa thượng mất đi là một tổn thất rất lớn không phải chỉ của Giáo hội. Đối với tăng ni trẻ, Phật tử là mất đi một lãnh tụ tinh thần, một chỗ dựa quan trọng" - thượng tọa Thích Đạo Hiển nói.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Đám mây trắng ấy đã về trời - Ảnh 4.

Nhiều đoàn của ban trị sự, tổ đình các chùa tại Hà Nội đã tới viếng lễ tang Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Ảnh: NAM TRẦN

Nếp sống giản dị, an bần

Thượng tọa Thích Đạo Hiển kể, Đức Pháp chủ hòa thượng Thích Phổ Tuệ sinh thời có tâm nguyện giáo dục các tăng ni trẻ hiện nay trở thành những người chân tu, không chỉ chú trọng giáo lý nhà Phật mà phải có đạo đức của nhà Phật.

Người thường nhắc mình, nhắc các tăng ni trẻ trong lời ăn tiếng nói, việc làm phải chuẩn mực để mọi người kính trọng. Rất quan tâm tới đạo đức của tăng ni trẻ hiện nay nên những lúc một vài tăng ni có chuyện "con sâu làm rầu nồi canh", hòa thượng đều lên tiếng chấn chỉnh.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển còn nhớ hòa thượng Phổ Tuệ thường dạy: Người xuất gia vẫn còn tham sân si thì không khác gì người tại gia ở chùa cả, nên đã xuất gia phải có chí xuất trần thượng sĩ, có đạo đức cho mọi người tôn trọng, kính quý, xứng danh người xuất gia đi tu làm sư ở chùa.

Theo ông, Phật giáo hiện đại ngày nay, để tìm được một người như hòa thượng Đức Pháp chủ là rất khó: "Cụ giữ được nề nếp của các tổ sư Phật giáo hàng nghìn năm. Thông qua cuộc sống tu tập đạo hạnh của cụ, còn thấy phảng phất hình ảnh các bậc tổ sư, thánh tăng của Phật giáo Việt Nam.

Cụ mang trí tuệ xuất chúng nhưng lại giữ nếp sống giản dị, an bần, thủ đạo. Nếp chân tu như thế, rất khó kiếm" - thượng tọa Thích Đạo Hiển nói. Giờ thì đám mây trắng ấy đã bay về trời, để lại một khoảng trống lớn giữa nhân gian.

Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ viên tịch sau 105 năm trụ thế

TTO - Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã viên tịch lúc 3h22 sáng nay (21-10).

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Nhiều nghệ sĩ như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi, Đan Trường, Nguyên Vũ, Quốc Đại, Hoàng Rapper… gửi lời chia buồn đến gia đình người mẫu Nam Phong trước sự ra đi đột ngột của anh.

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

Thông tin Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa được đồng ý cho tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học một số vị trí trong khu đền tháp Mỹ Sơn đang nhận được nhiều quan tâm.

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, cải lương với tư cách là một di sản văn hóa có thể vươn lên góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trên khía cạnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn và là một sản phẩm du lịch văn hóa.

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar