27/07/2024 21:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tan hoang vì lũ quét, người dân chật vật lo miếng ăn

Nhà cửa, ruộng đồng tan hoang vì lũ quét, hàng trăm người dân Mường Pồn (Điện Biên) chật vật lo miếng ăn, sống nhờ hàng cứu trợ.

Tan hoang vì lũ quét, người dân chật vật lo miếng ăn- Ảnh 1.

Đồ đạc trong nhà của gia đình bà Lò Thị Phong chưa được thu dọn vì nguy hiểm - Ảnh: VŨ TUẤN

Sau ba ngày cơn lũ quét qua bản Mường Pồn 1, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), hàng trăm hộ dân vẫn chưa ổn định cuộc sống. 

Hiện trường ngổn ngang bùn đất, lực lượng chức năng vừa tích cực tìm kiếm những người mất tích vừa giúp người dân khắc phục hậu quả.

Tan hoang sau lũ quét

Trận lũ quét, sạt lở đất đã khiến ngôi nhà của ông Cà Văn Luyến, ở bản Mường Pồn 1 đổ sập. Vợ, con ông đã mất trong trận lũ kinh hoàng ấy, ông Luyến bị xà nhà đè vào chân, hàng xóm chạy sang bới gạch đá lôi được ông ra ngoài.

Tan hoang vì lũ quét, người dân chật vật lo miếng ăn- Ảnh 2.

Căn chòi dựng tạm của ông Cà Văn Luyến bên cạnh ngôi nhà đã sập - Ảnh: VŨ TUẤN

Bà con trong bản dựng tạm cho ông Luyến một cái chòi nhỏ ngay bên cạnh ngôi nhà sập để ông đặt bát hương cho vợ, con. Đồ cúng cũng là đồ cứu trợ và ít lương thực bà con họ hàng mang đến giúp. Bếp nấu cũng cảnh màn trời chiếu đất, ông Luyến ở tạm trong nhà văn hóa của bản.

"Tôi xuống đây nấu cơm cho mẹ con nó ăn đã - ông Cà Văn Luyến gạt nước mắt - Nó chết lúc hai giờ sáng là ma đói mà! Mình còn sống ăn gì cũng được".

Tan hoang vì lũ quét, người dân chật vật lo miếng ăn- Ảnh 3.

Dân quân xã Mường Pồn giúp người dân thu dọn đồ đạc - Ảnh: VŨ TUẤN

Căn nhà của ông Luyến bị đổ là nhà tình nghĩa do một đơn vị quyên góp ủng hộ năm ngoái. Niềm vui được ở trong một ngôi nhà ấm cúng chưa được bao lâu thì tai họa ập đến. Mọi tài sản đã mất, đám ruộng ngoài cánh đồng cũng bị đá vùi lấp, ông Luyến chưa biết những ngày tới lấy gì để sống, chưa dám nghĩ tới chỗ ở.

Ngay bên cạnh nhà ông Luyến là căn nhà sàn của bà Lò Thị Phong. Căn nhà bị nước cuốn một góc, phần còn lại bị bùn đất từ trên núi sạt xuống làm gãy cột, sắp đổ. Trong nhà còn ít đồ đạc, vật dụng nhưng không ai dám vào thu dọn vì quá nguy hiểm.

Bà Phong kể đúng vào đêm xảy ra lũ quét, các con ở xa, bà cùng chồng nghe tiếng suối lũ, cây đổ chỉ biết chạy ra ngoài. Ba mặt là nước lũ cuồn cuộn, phía sau là bùn đất từ trên đồi liên tục đổ xuống.

Tan hoang vì lũ quét, người dân chật vật lo miếng ăn- Ảnh 4.

Người dân vượt suối mang đồ cứu trợ đến bản Lĩnh, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên - Ảnh: VŨ TUẤN

Khi thấy nhà ông Luyến đổ sập, vợ chồng bà mò mẫm đến nơi, bới gạch đá, cây que lôi được ông Luyến ra khỏi đống đổ nát. Cả ba người run rẩy chờ chết vì đã hết đường chạy. Tới sáng hôm sau bộ đội đến đưa ông Luyến đi chữa vết thương, vợ chồng bà được cứu thoát.

Trận lũ đã cuốn đi toàn bộ kế sinh nhai của gia đình bà là một đôi lợn nái và 15 con lợn con, một đàn ngan hơn 50 con. Thửa ruộng ngoài đồng cũng thành một đống đất đá chẳng biết bao giờ mới cấy lúa lại được. 

Bà Phong cho hay bà đang sống nhờ gạo của bà con mang đến giúp đỡ. "Chị em phụ nữ cho mì tôm, bộ đội thì giúp dọn dẹp, cho quần áo. Đồ đạc trong nhà chẳng còn gì đâu! Bây giờ họ cũng không cho vào nhà, sợ sập" - bà Phong nói.

10 hộ dân chia nhau 2 thùng mì cứu trợ

Tan hoang vì lũ quét, người dân chật vật lo miếng ăn- Ảnh 5.

Người dân bản Lĩnh, xã Mường Pồn chia nhau thùng mì cứu trợ - Ảnh: VŨ TUẤN

Đến ngày thứ ba sau trận lũ quét kinh hoàng, người dân ở bản Lĩnh, xã Mường Pồn mới lội suối xin nước uống. Hơn chục hộ dân ở bản này nằm phía bên kia suối, cây cầu treo bị lũ cuốn không qua lại được.

Anh em họ ở bản khác mang từng gói cơm, chai nước lội qua dòng nước ngập tới cổ tiếp tế thức ăn. Chục hộ gia đình chia nhau từng chai nước, gói xôi, dúm muối chẳm chéo.

Chiều 26-7, ba hộ gia đình bị mất nhà đã nhận được mì gói, và ít đồ cứu trợ, họ vẫn chia cho các hộ khác để cùng vượt qua khó khăn. 

Sáng 27-7, bộ đội biên phòng vượt suối kéo một đường nước sang, người dân mới có nước sạch. Một người dân lội suối sang trung tâm bản xin được hai thùng mì gói đem về chia đều cho 10 hộ.

Bà Lò Thị Viên ở bản Lĩnh cho hay ở bản có ba nhà bị trôi hết sạch, mất nhà, mất của, bảy nhà khác bị trôi hết thóc gạo, đồ đạc dưới gầm sàn. Hai thùng mì gói là đồ cứu trợ của một nhà bị mất sạch nhà cửa, họ mang về chia cho mọi người để cùng có cái ăn.

Tan hoang vì lũ quét, người dân chật vật lo miếng ăn- Ảnh 6.

Cánh đồng của người dân Mường Pồn không thể trồng cấy trở lại - Ảnh: VŨ TUẤN

Ông Lò Văn Yêu ở bản Lĩnh kể gần sáng 25-7, ông nghe tiếng suối chảy xiết, tỉnh dậy nước đã cuốn mất cầu thang nhà sàn. Ông chỉ kịp hô hoán mọi người trong nhà nhảy bừa xuống nước cố bơi vào bờ. Nhà ông may mắn không ai bị nước cuốn, ở nhờ điểm trường mầm non trong bản với hai hộ khác.

Ông Yêu mất nhà, mất toàn bộ tài sản và 27 bao thóc mới thu trong vụ chiêm - số lương thực của gia đình ăn trong năm. Ruộng vườn cũng đã thành bãi đá, nghĩ tới những ngày sắp tới ông Yêu chỉ thở dài.

Ông Lường Văn Tân ở bản Lĩnh, xã Mường Pồn cũng lo không biết sắp tới sẽ làm gì để sống. Ruộng đã mất, tuổi cao, sức khỏe không còn "Bây giờ tôi chỉ lo chỗ ở thôi. Nhà mất rồi, đất ở cũng bị suối cuốn hết rồi, không còn chỗ đâu..." - ông Tân nói.

Bữa trưa tranh thủ trong máy xúc của công nhân Công ty cổ phần Đường bộ 2 tại Mường Pồn - Ảnh: VŨ TUẤN

Bữa trưa tranh thủ trong máy xúc của công nhân Công ty cổ phần Đường bộ 2 tại Mường Pồn - Ảnh: VŨ TUẤN

Tìm thấy một nạn nhân mất tích

Thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên, trưa 27-7, Công an huyện Mường Chà và chính quyền các xã Huổi Mí, Nang Sang (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) đã tìm thấy một thi thể.

Nạn nhân được xác định là G.Th.D., trú tại Khuổi Hé thuộc bản Lĩnh, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, một trong năm người mất tích trong trận lũ quét, sạt lở đất đêm 24, rạng sáng 25-7 vừa qua.

Lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm người mất tích, khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Dự kiến ngày mai 28-7, tuyến quốc lộ 12 từ Điện Biên đi Lai Châu sẽ được thông xe.

Lũ quét ập về, tàn phá 30 ngôi nhà ở Điện Biên

Trận lũ quét xảy ra tại xã Phì Nhừ (huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) làm 30 ngôi nhà chìm trong bùn đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 19-5: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; Gỡ nút thắt để nâng hạng thị trường chứng khoán; LPBank sắp chi gần 7.500 tỉ đồng trả cổ tức...

Tin tức sáng 19-5: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân

Thời tiết hôm nay 19-5: Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng

Hôm nay 19-5, mưa dông có xu hướng giảm ở Bắc Bộ. Trung Bộ nắng nóng, còn thời tiết Nam Bộ ngày nắng, chiều mưa dông.

Thời tiết hôm nay 19-5: Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án thành lập đảng bộ (mới), phương án nhân sự cấp tỉnh, cấp xã đúng nguyên tắc, yêu cầu, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, trình cấp có thẩm quyền đúng tiến độ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang vừa thống nhất đơn tự nguyện nghỉ hưu sớm của trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; đồng ý 45 cán bộ lãnh đạo các tổ chức, xã phường được nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc.

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Thôn A Xây thuộc xã Khánh Nam (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) bao đời nay một lòng tin yêu Đảng và Bác Hồ, lập nhiều thành tích thời kháng chiến và được tặng danh hiệu "làng Bác Hồ".

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar