14/07/2024 09:11 GMT+7

Vụ sạt lở làm 11 người chết 4 người bị thương: Cảnh giác tối đa với lũ quét, sạt lở

CHÍ TUỆ
và 1 tác giả khác

Hôm qua 13-7, vụ sạt lở đất vào khoảng 4h sáng tại thôn Tạ Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang làm 11 người chết, 4 người bị thương khiến nhiều người bàng hoàng và thương xót.

Lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp - Ảnh: Công an Hà Giang

Lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp - Ảnh: Công an Hà Giang

Thủ tướng đã có ngay công điện hỏi thăm gia đình các nạn nhân và chỉ đạo rà soát, rút kinh nghiệm. Trong ngày, các chuyên gia cũng đã chia sẻ thêm cùng Tuổi Trẻ những vấn đề lưu ý khi bước vào mùa mưa bão.

Di dời dân ở vùng sạt lở

Vào thời điểm và địa điểm nói trên, xe 15 chỗ bất ngờ bị một khối lượng lớn đất đá sạt lở trên núi xuống vùi lấp nửa thân xe khi trên xe có nhiều hành khách, trong đó có cả trẻ em. Chứng kiến sự việc, một số người dân có mặt lúc đó đã tham gia ứng cứu. Trong lúc đang ứng cứu thì hàng ngàn mét khối đất tiếp tục sạt lở đợt hai, vùi lấp tất cả mọi người.

Ngay sau sự việc xảy ra, các lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng quân đội, công an, dân quân... đã nỗ lực dùng cuốc xẻng, tay không, máy móc... đào bới đất để tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp trong bùn đất.

Trong công điện, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ có nhiệm vụ liên quan cùng UBND tỉnh Hà Giang và các tỉnh miền núi phía Bắc tiếp tục khẩn trương khắc phục hậu quả sự cố sạt lở, đồng thời chủ động triển khai công tác ứng phó mưa lũ, sạt lở có thể tiếp tục xảy ra trong thời gian tới.

Cụ thể, các tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng và lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở, chủ động rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở để chủ động sơ tán, di dời và có phương án bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Tần suất xuất hiện sạt lở, lũ quét cao hơn

Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn, sạt lở đất là loại hình thiên tai xảy ra thường xuyên tại các tỉnh miền núi gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân. Từ năm 2000 - 2022 đã xảy ra hơn 440 trận lũ quét, sạt lở đất, làm chết và mất tích 1.129 người, phạm vi và mức độ thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra ngày càng gia tăng.

Điển hình, trong năm 2023 đã xảy ra 29 đợt, với thống kê chưa đầy đủ đã có trên 150 điểm lũ quét, sạt lở đất trên phạm vi 35 tỉnh gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Ví dụ, đợt sạt lở đất vào tháng 7-2023 tại đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã làm 4 người chết hay lũ quét, sạt lở đất ở Mù Cang Chải (Yên Bái) và một số tỉnh miền núi phía Bắc làm 11 người chết.

Năm 2024 cũng đã xảy ra một số vụ sạt lở đất nghiêm trọng như ở Bắc Kạn làm 4 người chết (tháng 6-2023) và mới nhất là ở Hà Giang làm ít nhất 11 người chết.

Về nguyên nhân, Tổng cục Khí tượng thủy văn cho biết các chuyên gia địa chất đã nhấn mạnh tác động nhân sinh từ các hoạt động của con người như bạt núi để xây dựng công trình giao thông - dân dụng, khai thác - chặt phá rừng, khai thác mỏ, canh tác nông - lâm nghiệp... làm thay đổi địa mạo, cấu trúc, làm mất ổn định mái dốc, giảm khả năng giữ nước là nguyên nhân gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở ở nhiều nơi, đặc biệt là ven các tuyến đường giao thông.

Ngoài ra, các trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày, mưa lớn trong thời gian ngắn xuất hiện ngày càng nhiều do biến đổi khí hậu cũng là yếu tố kích hoạt có thể làm tăng khả năng xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 13-7, ông Vũ Trọng Hồng, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết khi xảy ra mưa lớn, hiện tượng sạt lở đất thường rơi vào những mái dốc bị mất an toàn (dốc thuận - dốc dễ trượt).

Thứ nhất, gần đây hiện tượng nắng hạn nhiều nên đất bị khô, nhất là đất pha cát thì khi bị khô rồi sẽ không còn chất dính nữa. Do vậy, khi có mưa lớn thì rất dễ sạt trượt. Thứ hai, các đơn vị phụ trách, quản lý giao thông đường không thường xuyên kiểm tra việc con người có các hoạt động có thể gây ra sạt lở như đào bới, chặt phá cây tự nhiên... làm gia tăng thêm nguy cơ sạt lở đất.

Để giảm thiểu thiệt hại, ông Hồng cho rằng trước mùa mưa hoặc trước đợt mưa lớn ngành giao thông hay chính quyền địa phương cần đi khảo sát, đánh giá cả hai yếu tố kể trên để có phương án cảnh báo, ứng phó phù hợp.

Cảnh giác năm nay mưa nhiều, sạt lở, lũ quét nhiều hơn

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo trạng thái La Nina khả năng xuất hiện trong các tháng cuối năm 2024. Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động làm gia tăng tính cực đoan (gồm cả tối thấp và tối cao) nên từ nay đến hết 2024 dự báo sẽ có diễn biến thiên tai khí tượng thủy văn phức tạp gồm: cả nắng nóng, hạn mặn, dông lốc mưa đá hơn mức bình thường vào nửa đầu năm và mưa, bão, lũ, ngập lụt xuất hiện nhiều, tập trung vào nửa cuối năm.

Đây là kịch bản tác động khá giống với hình thái diễn biến ENSO năm 2020. Dự báo có khoảng 11 - 13 cơn bão trên Biển Đông và 5 - 7 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão (từ tháng 9 đến tháng 11).

Mùa mưa ở Bắc Bộ diễn ra khoảng từ tháng 7 đến tháng 9, còn ở miền Trung từ 9 đến tháng 11. Cảnh báo những cơn mưa lớn cục bộ với cường suất lớn từ 50 - 100mm trong 3 - 6 giờ có khả năng xuất hiện nhiều trong thời gian tới, đề phòng gây sạt lở và lũ quét ở vùng núi.

Trong mùa mưa năm nay, cơ quan khí tượng dự báo tổng lượng mưa lớn, cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 30%. Lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm sẽ làm gia tăng hiện tượng mưa lũ cục bộ, nguy cơ cao gây sạt lở và lũ quét ở vùng núi, ngập úng đô thị.

"Như vậy, trong nửa đầu mùa mưa bão, thiên tai sẽ tập trung ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và với kịch bản La Nina xuất hiện, bão sẽ tập trung nhiều vào giai đoạn cuối năm, nhiều cơn bão hình thành trên Biển Đông và tác động nhanh hơn đến đất liền vào nửa cuối của năm.

Mưa lớn, bão, ngập lụt và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở miền Trung trong giai đoạn nửa cuối năm 2024 có dấu hiệu tương tự với mùa mưa bão năm 2020", Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo.

Rà soát ngay nơi có nguy cơ sạt lở

Tổng cục Khí tượng thủy văn cho hay hiện bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất trên cơ sở kết hợp các lớp thông tin về ngưỡng mưa, độ ẩm đất và dân sinh, kinh tế... được cung cấp trực tuyến tại địa chỉ http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn/.

Tuy nhiên, để hạn chế tác động và rủi ro thì trách nhiệm không của riêng ai, mà cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương.

"Chỉ thực hiện cảnh báo sớm không thì chưa đủ, cần phải có hành động sớm, trong đó phải thường xuyên rà soát các điểm nguy cơ, xung yếu và chính quyền địa phương cần kiên quyết di dời các công trình, nhà ở khỏi những điểm được đánh giá có tổn thương cao do lũ quét, sạt lở đất", đại diện Tổng cục Khí tượng thủy văn nhấn mạnh.

Bộ NN&PTNT cũng lưu ý với dự báo thiên tai năm nay bất thường nên các địa phương phải rà soát những nơi có nguy cơ sạt lở khi có mưa lớn. Đối với các tỉnh miền núi cần tập trung rà soát lại toàn bộ để xác định những khu vực có nguy cơ sạt lở thì các địa phương phải có đầu tư nhân lực, con người, phương tiện để giảm thiểu thiệt hại.

Nạn nhân vụ sạt lở ở Hà Giang: 'Lấy tay cào đất để có thể thở'

Khi bị đất đá đè trúng sau vụ sạt lở, anh Vừ Mí Sính chỉ thò được đầu lên trên rồi cố lấy tay cào bớt đất để thở...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung đồn trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ tạo 'luồng xanh' vận chuyển cát, phục vụ cát xây dựng dự án vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Sáng 24-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, với nhiều ý kiến thống nhất về sự cần thiết ban hành luật.

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Định, 1.011 cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai có nhu cầu thuê nhà ở công vụ khi chuyển trung tâm chính trị - hành chính về tỉnh mới.

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh

Tạm giữ hình sự người giết vợ rồi tạo hiện trường giả vụ tự tử

Sau cuộc cãi vã, người đàn ông ở huyện Bắc Trà My, Quảng Nam đã giết vợ, rồi tạo hiện trường giả một vụ tự tử.

Tạm giữ hình sự người giết vợ rồi tạo hiện trường giả vụ tự tử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar