08/04/2021 18:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: 'Đột phá mở đường vào các thị trường khác nhau'

NGỌC HIỂN - TIẾN LONG
NGỌC HIỂN - TIẾN LONG

TTO - Chiều 8-4, tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về chương trình hành động, trong đó khẳng định 4 ưu tiên của ngành ngoại giao trong việc giữ vững môi trường hòa bình, vị thế quốc gia.

Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Đột phá mở đường vào các thị trường khác nhau - Ảnh 1.

Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội chiều 8-4 - Ảnh: NGỌC HIỂN

* Xin ông chia sẻ cảm xúc khi được phê chuẩn làm bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ngành đã và đang có vai trò, vị thế ngày càng lớn trong đường lối, chính sách xây dựng, phát triển của đất nước?

- Được phân công đảm nhận trọng trách bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tôi cảm thấy rất tự hào, xúc động nhưng xác định trách nhiệm cũng sẽ rất nặng nề. Vinh dự, tự hào là bởi tôi đã công tác trong ngành trên 35 năm, đã cùng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao đồng hành với các bộ, ngành hoàn thành tất cả nhiệm vụ.

Đến nay, với tư cách người đứng đầu ngành, tôi sẽ tiếp tục phát huy niềm vinh dự cũng như trách nhiệm của mình để lãnh đạo ngành phát huy truyền thống quý báu hơn 75 năm qua mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng, từ khi lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chúng tôi cũng rất vinh dự, tự hào vì đất nước ta đang có vị thế, cơ đồ, tiềm lực như ngày nay. Đối với ngành ngoại giao, nếu chúng ta có thực lực, tiếng chuông cũng vang hơn, to hơn.

Chính vì thế, khi ngành ngoại giao phát huy được vai trò tiên phong, cùng với các lực lượng khác trong đối ngoại, trong đó có đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ cùng các bộ, ngành, tôi tin chắc sẽ đóng góp vào việc thực hiện khát vọng của dân tộc ta, tầm nhìn của Đảng ta. Đó là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong chương trình hành động sắp tới của mình, ngành ngoại giao sẽ ưu tiên, tập trung những nhiệm vụ nào để công tác đối ngoại tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao vị thế quốc gia?

- Tôi cảm thấy rất may mắn vì nhận trọng trách bộ trưởng Bộ Ngoại giao đúng thời điểm Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp, trong đó đề ra đường lối đối ngoại rất cụ thể. 

Chúng ta kiên định, kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Đồng thời, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế với tinh thần hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi.

Với đường lối đó, là người lãnh đạo ngành, tôi cho rằng cần phải cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, đưa đường lối đi vào thực tiễn với 4 ưu tiên:

Thứ nhất, tập trung làm sâu sắc và đưa vào chiều sâu mỗi quan hệ với tất cả các đối tác quan trọng của chúng ta, nhất là các nước láng giềng, các nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống. Khi chúng ta đã có quan hệ tốt đẹp với các nước này, chắc chắn môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác của chúng ta sẽ vững chắc, vững bền hơn rất nhiều.

Thứ hai, ngành ngoại giao tập trung toàn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Trong đó, ngành ngoại giao xác định ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hóa, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài phải phục vụ cho mục tiêu phát triển.

Đặc biệt, chúng tôi sẽ đặt trọng tâm vào ngoại giao kinh tế, trong đó tranh thủ nguồn ngoại lực quan trọng để phục vụ cho các yếu tố nội lực. Hợp tác quốc tế giúp cho Việt Nam hội nhập, phát triển, thực hiện được mục tiêu, khát vọng của mình.

Quan trọng hơn, trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay, ngành ngoại giao cần phải đi đầu, cần phải có những đột phá mở đường vào các thị trường khác nhau, vừa mở thị trường cho đất nước vừa áp dụng, tiếp thu những công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào trong quá trình chuyển đổi số phát triển bền vững của Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ ba, vị thế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua đã được nâng lên cao, hoạt động đối ngoại đa phương đang được triển khai rất mạnh mẽ. Chúng tôi đặt trọng tâm tham gia tích cực, chủ động vào các diễn đàn, tổ chức đa phương để trên cơ sở đó tham gia, định hình và phát triển các luật chơi khi đất nước hội nhập quốc tế.

Đồng thời, chúng ta có những sáng kiến để nâng cao vị thế đất nước với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Với tinh thần đó, trước mắt, Việt Nam phải hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong tháng 4-2021 và hoàn thành nhiệm vụ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an trong năm 2021.

Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động khác của Liên Hiệp Quốc, trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình.

Ngành ngoại giao sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác để triển khai những hoạt động tham gia tích cực, không chỉ ở Liên Hiệp Quốc mà tới đây còn ở trong các hoạt động của khu vực như ASEAN, APEC, ASEM hoặc các tổ chức khu vực khác.

Thứ tư, chúng ta có một cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng lớn mạnh, khoảng 5,3 triệu người. Thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, mọi hoạt động bị ngừng trệ nhưng công tác bảo hộ công dân vẫn được tăng cường.

Trước mắt, chúng tôi coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, vừa để kết nối với bà con ta ở nước ngoài hướng về quê hương, phát triển đất nước, đồng thời thể hiện tinh thần của Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng ta ở nước ngoài. Trong điều kiện cho phép, bà con được về nước an toàn hoặc ở lại cư trú tại nước sở tại.

Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cũng sẽ hỗ trợ tích cực để bà con giữ được bản sắc dân tộc, giữ được tiếng Việt, vừa hội nhập ở nước sở tại, ngày càng gắn bó với quê hương để phát triển đất nước.

* Cảm ơn ông!

Toàn cảnh bộ máy Chính phủ sau khi Quốc hội phê chuẩn

TTO - Nội các Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã được kiện toàn sau khi Quốc hội khóa XIV phê chuẩn bổ nhiệm 2 phó thủ tướng và 12 bộ trưởng, trưởng ngành mới.


NGỌC HIỂN - TIẾN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trình rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình Quốc hội về rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp và ngày bầu cử mới.

Trình rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao

Trận mưa bất thường làm đảo lộn cuộc sống

Trận mưa ngày 10-5 khiến nhiều tuyến đường ở TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ bị ngập nặng, nhà dân hư hỏng đồ đạc, đèn giao thông gãy... được nhận định là rất hiếm gặp.

Trận mưa bất thường làm đảo lộn cuộc sống

Cháy lớn cửa hàng điện lạnh ở quận 12, một người chết

Căn nhà trên đường Tân Chánh Hiệp 18, quận 12 (TP.HCM) bốc cháy dữ dội trong đêm khiến một người chết, cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân.

Cháy lớn cửa hàng điện lạnh ở quận 12, một người chết

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Thời tiết hôm nay 12-5: Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục mưa to, dông lốc

Hôm nay 12-5, thời tiết Trung Bộ và Nam Bộ có mưa to, mưa dông tập trung vào chiều tối, trong mưa có dông sét nguy hiểm.

Thời tiết hôm nay 12-5: Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục mưa to, dông lốc

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar