06/10/2021 05:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tâm sự của người lao động về quê: 'Về cái đã, tới nhà rồi tính tiếp'

HỮU CHƠN
HỮU CHƠN

TTO - Lãnh đạo TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai mời gọi người dân ở lại khôi phục hoạt động sản xuất. Vì sao nhiều người vẫn quyết khăn gói về quê?

Tâm sự của người lao động về quê: Về cái đã, tới nhà rồi tính tiếp - Ảnh 1.

Anh Bảo Ngọc (quê Đồng Tháp) làm nghề xây dựng vẫn bám trụ ở lại khu nhà trọ bến Phú Định, phường 16, quận 8, TP.HCM trong mấy tháng để chờ ngày đi làm lại - Ảnh: TỰ TRUNG

Chúng tôi làm nhiệm vụ ở các chốt cửa ngõ TP.HCM, gặp rất nhiều người quyết hồi hương khi đã đi qua 4 tháng khó khăn nhất ở thành phố này. Chúng tôi hỏi họ câu hỏi trên và câu trả lời lắm khi là: "Về cái đã, tới nhà tính tiếp".

Về quê rồi sẽ làm gì sống?

TP.HCM, nhiều con hẻm đông đúc trước dịch, những khu nhà trọ hàng trăm phòng giờ bỗng vắng hoe.

Tưởng rằng đến ngày 1-10 không khí sinh hoạt, làm việc dần trở lại với "bình thường mới" do nhiều ngành nghề được phép tái hoạt động. Nhưng rồi lại thấy cảnh vợ chồng đèo con cái lên xe gắn máy về quê. Những em bé khát sữa như muốn lả đi trên tay người mẹ.

Xót xa hơn, có người phải đưa cả tro cốt người thân qua đời vì COVID-19 - một "hành lý" mà không ai mong muốn có trong hành trình của ngày trở về. Đại dịch đã lấy đi quá nhiều, thiệt hại công ăn việc làm tuy lớn song cũng không thể so sánh cùng nỗi đau mất người thân.

"Vì sao bạn về?" - tôi hỏi nhiều người dừng xe chờ qua chốt kiểm soát trên địa bàn huyện Bình Chánh (TP.HCM). Đa phần đều tâm sự: cái ăn, cái ở được chính quyền và cộng đồng hỗ trợ nên dù vất vả cũng "gồng" mình được. 

Song, nỗi lo lớn hơn là chuyện học hành của con cái, trẻ em trong độ tuổi mầm non, tiểu học, phải có cha hoặc mẹ ở nhà mới yên tâm học trực tuyến. Lúc bình thường, hai vợ chồng đi làm còn chưa đủ trang trải chi phí, giờ "hy sinh" một lao động ở nhà với con thì không thể kham nổi. 

Trong dòng người tìm đường về quê, rất nhiều cặp vợ chồng có con nhỏ. Suất hỗ trợ đợt 3 của TP.HCM 1 triệu đồng/người họ đã nhận đủ, nhưng "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống", cũng vừa đủ trả tiền nợ thuê phòng trọ bốn tháng nay sau khi được chủ nhà giảm một nửa.

Về quê sẽ làm gì? Nhiều người vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho chính mình. "Về cái đã, tới nhà rồi tính tiếp. Ở quê dẫu khó tìm việc làm nhưng không phải trả tiền thuê nhà. Cái ăn cũng dễ xoay xở hơn, liệu cơm gắp mắm vậy".

Cơ hội cho người ở lại

Bình Dương thiếu hụt 50.000 nhân công khi tái sản xuất, con số này ở TP.HCM và Đồng Nai hẳn không kém. Chính quyền địa phương đã làm tất cả những gì có thể: từ công tác an sinh xã hội đến tiêm ngừa vắc xin cho người lao động. 

Nhiều chính sách "hậu giãn cách" được thực thi, nhằm mục đích giữ chân đội ngũ công nhân cho các doanh nghiệp. Những biện pháp phòng chống dịch "tái xuất hiện" đã được triển khai, giúp mọi người yên tâm làm ăn, sản xuất.

Các khu công nghiệp không thể phát huy tối đa công suất nếu không đủ nhân lực. Nhiều doanh nghiệp đã cầm cự đến kiệt sức sau mùa dịch, giờ đây không huy động đủ công nhân sẽ khó phục hồi. Chưa bao giờ vấn đề tìm người lao động lại trở nên nan giải với người sử dụng lao động như lúc này.

Cái khó này, nhìn góc khác lạc quan hơn chính là cơ hội cho những người quyết ở lại. Dịch bệnh khiến họ nhận ra giá trị của công việc, thích nghi lâu dài với dịch không gì khác là phải duy trì công ăn việc làm bền vững hơn. 

Việc có lương tháng sẽ tốt hơn những việc làm ngày nào ăn ngày nấy. Nhiều người đã đổi việc, tìm đến những việc đang cần người và có thể đi làm lại sớm nhất.

Về hay ở là sự chọn lựa của từng người, từng gia cảnh. Người già, thai phụ và trẻ nhỏ cần sự bình an trước dịch bệnh, cần được bảo vệ ở nơi an toàn hơn.

Nhưng với người trẻ khỏe hơn, có thể có cơ hội tìm việc tốt hơn, vì sao bạn chọn quay về khi chưa biết sẽ làm việc gì ở quê trong những ngày quê nhà cũng đang vất vả chống dịch này?

Những người chọn ở lại

TTO - TP.HCM bắt đầu "bình thường mới" từ ngày 1-10, hàng ngàn người ồ ạt về quê sau mấy tháng mất việc làm, mất thu nhập. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chọn ở lại để mong tiếp tục làm việc, vượt khó...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương, vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Đường gần 35 tỉ không có ai đi vì đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ có khu dân cư

Tuyến đường 2 làn xe, tổng số tiền đầu tư 35 tỉ đồng nhưng đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ ngày có khu dân cư trong tương lai.

Đường gần 35 tỉ không có ai đi vì đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ có khu dân cư

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp ở khu bãi bồi sông Hồng dưới chân cầu Nhật Tân (Hà Nội) đã bị san lấp, xây dựng nhà trái phép.

Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar