26/02/2024 09:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tạm biệt Viện dưỡng lão nghệ sĩ, tạm biệt viện dưỡng lão độc nhất vô nhị Việt Nam

Ngày 27-2, các nghệ sĩ còn lại ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP.HCM sẽ chính thức về sống ở Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, khép lại ký ức đẹp gần 30 năm của viện dưỡng lão độc nhất vô nhị Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, thăm hỏi và tặng quà nghệ sĩ Mạc Can cận Tết Giáp Thìn ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ - Ảnh: LINH ĐOAN

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, thăm hỏi và tặng quà nghệ sĩ Mạc Can cận Tết Giáp Thìn ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ - Ảnh: LINH ĐOAN

Sở dĩ nói "độc nhất vô nhị" vì chỉ duy nhất TP.HCM mới có Viện dưỡng lão nghệ sĩ, hay gọi đầy đủ là Khu dưỡng lão nghệ sĩ sân khấu TP.HCM.

Tình thương của NSND Phùng Há

Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP.HCM ra đời khoảng năm 1996 tại quận 8 từ tâm nguyện của NSND Phùng Há và những nghệ sĩ tiền bối.

Ngày mai, khép lại ký ức đẹp gần 30 năm của viện dưỡng lão độc nhất vô nhị Việt Nam

Bà Phùng Há được biết bao thế hệ nghệ sĩ kính trọng không chỉ vì bà giỏi nghề, là người thầy đào tạo ra những nghệ sĩ giỏi mà còn vì tấm lòng biết quan tâm đến đồng nghiệp, đến xã hội.

Rất nhiều công trình ở TP hôm nay dành cho nghệ sĩ đều có dấu ấn Phùng Há như Viện dưỡng lão nghệ sĩ, chùa nghệ sĩ, nghĩa trang nghệ sĩ... 

Viện dưỡng lão nghệ sĩ hình thành vì tấm chân tình và thấu cảm của người nghệ sĩ có tài, có tâm này.

Bà hiểu rằng khi người nghệ sĩ về già phải đối diện với bệnh tật, nghèo khó và có khi cả cô đơn. 

Viện là nơi cưu mang những nghệ sĩ sân khấu già yếu, bệnh tật, khó khăn.

NSND Kim Cương được xem là người kế nhiệm xuất sắc hình ảnh nghệ sĩ hoạt động không mệt mỏi vì cộng đồng, vì đồng nghiệp. 

Khi làm chương trình Nghệ sĩ tri âm hỗ trợ nghệ sĩ nghèo, khó khăn, Kim Cương nói bà bền bỉ vì rất hiểu sự ngặt nghèo của những người làm nghệ thuật.

"Ở những ngành nghề khác, người ta đi từ thấp lên, công nhân, tổ trưởng, quản lý tới giám đốc. 

Còn nghệ sĩ thì mới 16, 17 tuổi đã có thể làm đào chánh, hưởng vinh hoa phú quý trước, rồi cứ thế theo thời gian đi xuống dần làm dàn bao, đào mụ, kép lão. 

Cuối cùng còn lại gì? Tuổi già, đau yếu và cô đơn" - Kim Cương buồn bã nói.

Cổng vào Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP.HCM (tức Khu dưỡng lão nghệ sĩ sân khấu) - Ảnh: LINH ĐOAN

Cổng vào Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP.HCM (tức Khu dưỡng lão nghệ sĩ sân khấu) - Ảnh: LINH ĐOAN

Gần 30 năm tồn tại, Viện dưỡng lão nghệ sĩ từ lâu đã là nơi lui tới thăm viếng, tặng quà của nhiều nghệ sĩ và nhà hảo tâm.

Có rất nhiều nghệ sĩ xem đây là địa chỉ phải đến hằng năm như Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Bảo Quốc, Trịnh Kim Chi, gia đình nghệ sĩ Lý Huỳnh, ca sĩ Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng... 

Không có chương trình từ thiện nào của Kim Cương dành cho nghệ sĩ mà thiếu tên Viện dưỡng lão nghệ sĩ.

Các đoàn phim cũng đến thăm, tặng quà. Các nghệ sĩ, tác giả, đạo diễn... qua đời cũng có tâm nguyện dành tiền phúng điếu tặng viện dưỡng lão...

Cố tác giả Minh Khoa (nổi tiếng với vở Người ven đô) trước khi mất đã có tâm nguyện dùng tiền phúng điếu đám tang ông tặng cho nghệ sĩ ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ. Gia đình ông sau đó đến thăm và tặng phong bì cho các nghệ sĩ trong viện - Ảnh: LINH ĐOAN

Cố tác giả Minh Khoa (nổi tiếng với vở Người ven đô) trước khi mất đã có tâm nguyện dùng tiền phúng điếu đám tang ông tặng cho nghệ sĩ ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ. Gia đình ông sau đó đến thăm và tặng phong bì cho các nghệ sĩ trong viện - Ảnh: LINH ĐOAN

Viện dưỡng lão là ký ức đẹp trong tâm trí người làm nghề. Là nơi để các nghệ sĩ tìm đến để động viên những người đã dành thanh xuân cho ánh đèn sân khấu, là nơi để người trẻ bày tỏ sự tri ân và cũng để ngẫm nghĩ về cái nghề, cái nghiệp mà họ đang theo đuổi.

Nơi ở mới là lựa chọn tốt

Viện dưỡng lão nghệ sĩ trực thuộc Ban Ái hữu nghệ sĩ (thuộc Hội Sân khấu TP.HCM), dù có nhiều nỗ lực nhưng duy trì hoạt động của viện gặp nhiều khó khăn.

Cơ sở vật chất xuống cấp dù cách đây vài năm nghệ sĩ Trịnh Kim Chi (trưởng ban) đã vận động xã hội hóa tu sửa. Trong viện không có điều kiện một người chăm sóc một người, trong khi các nghệ sĩ lớn tuổi, nhiều bệnh tật.

Các nghệ sĩ và nhà hảo tâm tặng quà cho nghệ sĩ Viện dưỡng lão nghệ sĩ trong ngày bàn giao công trình tu sửa viện năm 2021 - Ảnh: LINH ĐOAN

Các nghệ sĩ và nhà hảo tâm tặng quà cho nghệ sĩ Viện dưỡng lão nghệ sĩ trong ngày bàn giao công trình tu sửa viện năm 2021 - Ảnh: LINH ĐOAN

Bà Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, cho biết UBND TP rất quan tâm đến các nghệ sĩ ở viện dưỡng lão. Vì vậy, sở đã phối hợp với các ban ngành tích cực để sớm đưa các văn nghệ sĩ ở viện sang Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè có điều kiện chăm sóc tốt hơn.

UBND TP có quyết định chuyển vào tháng 12-2023, tuy nhiên vì nghệ sĩ có nguyện vọng muốn ở lại ăn Tết Giáp Thìn nên ngày 27-2 này nghệ sĩ mới chính thức chuyển về "nhà mới".

Nghệ sĩ Kim Cương nói bà biết anh chị em nghệ sĩ trong viện sẽ buồn vì "gắn bó mấy chục năm biểu dời đi ai mà không tâm trạng. 

Nhưng quan trọng là qua Thị Nghè chỗ ở khang trang hơn, được chăm sóc y tế 24/7, yên tâm hơn nhiều" - bà Kim Cương nói và bà còn mua sẵn 9 chiếc tivi để trang bị mỗi phòng của nghệ sĩ.

Theo kế hoạch 7 nghệ sĩ còn lại gồm Diệu Hiền, Lệ Thẩm, Ngọc Đáng, Hoa Tranh, Ngọc Bê, Lam Sơn, công nhân sân khấu Đặng Thị Xuân sẽ chuyển về "nhà mới". 

Hai nghệ sĩ Mạc Can, Huỳnh Thanh Trà cũng kịp được hỗ trợ để vào Thị Nghè dịp này. Tuy nhiên, thật buồn khi trước Tết nghệ sĩ Lệ Thẩm đã lặng lẽ qua đời.

Nghệ sĩ Quang Khải (bìa phải) thuộc Nhà hát cải lương Việt Nam trong dịp vào TP.HCM cũng đã đến tặng quà và giao lưu văn nghệ với nghệ sĩ trong viện - Ảnh: LINH ĐOAN

Nghệ sĩ Quang Khải (bìa phải) thuộc Nhà hát cải lương Việt Nam trong dịp vào TP.HCM cũng đã đến tặng quà và giao lưu văn nghệ với nghệ sĩ trong viện - Ảnh: LINH ĐOAN

Có lẽ cái tên Viện dưỡng lão nghệ sĩ theo thời gian sẽ đi vào dĩ vãng. Có tranh cãi, có tiếc nuối nhưng lựa chọn hiện tại đang là tốt nhất cho các nghệ sĩ già yếu lại cô đơn.

Theo thông tin riêng của Tuổi Trẻ, mới đây nghệ sĩ Hoa Tranh xin về sống nhà bà con mà không vào Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè.

Ông Nguyễn Trung, chánh văn phòng Hội Sân khấu TP.HCM, cho biết hội tôn trọng quyết định của bà dù mọi thủ tục, chuẩn bị cho nghệ sĩ Hoa Tranh đã hoàn tất.

Như vậy, sẽ chỉ còn năm nghệ sĩ là Diệu Hiền, Ngọc Đáng, Ngọc Bê, Lam Sơn, công nhân sân khấu Đặng Thị Xuân cùng Mạc Can, Huỳnh Thanh Trà về Thị Nghè ngày 27-2.

Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm đến thăm nghệ sĩ Viện dưỡng lão nghệ sĩ

Biết rằng ngay sau Tết Giáp Thìn, các nghệ sĩ ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP.HCM sẽ chuyển sang Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, nên nhiều nghệ sĩ đã tranh thủ đến thăm tiền bối.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar