29/01/2024 05:44 GMT+7

NSND Kim Cương: Má nói đi hát là cái đạo làm người

NSND Kim Cương đã khẳng định như thế trong chương trình vinh danh bà tối 28-1 tại Nhà hát truyền hình HTV.

Nghệ sĩ Kim Cương liên tục rơi nước mắt trong chương trình vì những ký ức cũ cứ ùa về - Ảnh: HỮU HẠNH

Nghệ sĩ Kim Cương liên tục rơi nước mắt trong chương trình vì những ký ức cũ cứ ùa về - Ảnh: HỮU HẠNH

Trong chương trình mang tên Kỳ nữ Kim Cương do ban văn nghệ Đài truyền hình TP.HCM thực hiện, nghệ sĩ Kim Cương dành nhiều tình cảm cho mẹ mình, cố NSND Bảy Nam.

Kim Cương là thành quả của bà Bảy Nam

Nghệ sĩ Kim Cương xúc động nhớ về người mẹ yêu kính: "Má tôi nói đi hát là cái đạo, đạo làm người. Má là người ơn tạo ra thân xác để tôi được làm người.

Cho tôi cái nghề để tôi sống với sân khấu. Và cho tôi tấm lòng để tôi sống với cuộc đời. Kim Cương chính là thành quả của bà Bảy Nam".

Sanh ra trong gia đình có bốn đời theo nghiệp hát. Bà nội là cô Ba Ngoạn chủ rạp Palikao. Cha là ông bầu Nguyễn Ngọc Cương lừng lẫy.

Mẹ là nghệ sĩ Bảy Nam và dì ruột là nghệ sĩ Năm Phỉ, được xem là cô đào trăm năm có một.

Vì vậy, việc Kim Cương đến nghề hát như chuyện đương nhiên. 

Chương trình vinh danh đã điểm qua hành trình nghệ thuật của bà với những dấu mốc đáng nhớ.

Sau hơn 20 năm rời sân khấu, nghệ sĩ Kim Cương

Sau hơn 20 năm rời sân khấu, nghệ sĩ Kim Cương "tái xuất" với vai cô Diệu đóng cùng Lương Thế Thành (vai Sang) trong trích đoạn Lá sầu riêng - Ảnh: HỮU HẠNH

Người ta xem và không ngạc nhiên vì sao Kim Cương được mệnh danh là "kỳ nữ".

Bởi khi còn là cô gái trẻ bà đã táo bạo lập nên đoàn kịch được xem mở đầu cho thoại kịch miền Nam với rất nhiều vở diễn kinh điển như Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Trà hoa nữ, Vực thẳm chiều cao

Bà đảm nhiệm xuất sắc bốn vai trò tác giả, đạo diễn, diễn viên và nhà quản lý.

Dù đã rời xa sân khấu hơn 20 năm nay nhưng sức ảnh hưởng của Kim Cương với nghệ sĩ, với cộng đồng rất lớn.

Những cuộc gặp gỡ giữa nghệ sĩ với các cấp, mọi người luôn gởi gắm tâm tình để nhờ Kim Cương nói hộ nỗi lòng.

Bà uy tín tới nỗi "chị Hai" nói gì là mọi người nghe răm rắp. Chị Hai quạu chị Hai la cũng không ai giận vì biết chị Hai thật sự thương nghệ sĩ, lo cho nghệ sĩ.

Sau khi hát xong ca khúc Bông hồng cài áo, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bày tỏ tình cảm với nghệ sĩ Kim Cương - Ảnh: HỮU HẠNH

Sau khi hát xong ca khúc Bông hồng cài áo, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bày tỏ tình cảm với nghệ sĩ Kim Cương - Ảnh: HỮU HẠNH

Với xã hội, khi mọi người cần bà xắn tay áo vô làm không nề hà tuổi tác. Mấy chục năm trời bà là nghệ sĩ đi đầu trong công tác thiện nguyện.

Bà lo cho người khuyết tật, bà tổ chức đám cưới cho người nghèo, bà vận động chăm sóc cho các cháu mồ côi vì đại dịch COVID-19…

Kim Cương là thần tượng của rất nhiều người

Ông Trần Ngọc Giàu - chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, tâm sự một trong những động lực thúc đẩy ông thi vào trường sân khấu là ngày còn trẻ ông được xem vở Lá sầu riêng của Đoàn kịch nói Kim Cương.

Chính các nghệ sĩ Bảy Nam, Kim Cương, Vân Hùng… đã tạo sức hút để ông mê ánh đèn sân khấu. Và sau này ra làm nghề ông cũng bị ảnh hưởng phong cách của kịch Kim Cương, rất Nam Bộ, đi sâu vào tình cảm và gần gũi.

Nghệ sĩ Lệ Thủy, Bạch Tuyết bày tỏ ái mộ, thần tượng nghệ sĩ Kim Cương cả trên sân khấu lẫn những hoạt động trong đời thường.

Nghệ sĩ Lệ Thủy ca bài ca cổ Giấc mộng Lá sầu riêng do soạn giả Viễn Châu viết tặng kỳ nữ Kim Cương - Ảnh: HỮU HẠNH

Nghệ sĩ Lệ Thủy ca bài ca cổ Giấc mộng Lá sầu riêng do soạn giả Viễn Châu viết tặng kỳ nữ Kim Cương - Ảnh: HỮU HẠNH

Các vị lãnh đạo như ông Phan Nguyễn Như Khuê - trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, ông Trần Thế Thuận - giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, ông Nguyễn Trường Lưu - chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP.HCM - đều đánh giá cao vai trò của nghệ sĩ Kim Cương với giới làm nghề và trong cộng đồng.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trước khi trình bày ca khúc Bông hồng cài áo, bài hát được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ viết cho vở Bông hồng cài áo, chia sẻ: "Được cô Kim Cương gọi hát cho chương trình là đặc ân đối với tôi".

Với chương trình vinh danh tối 28-1 hết sức ấm áp, nghệ sĩ Kim Cương cho rằng đây là một ngày cực kỳ hạnh phúc với bà.

Nhiều lần bà đã xúc động rơi nước mắt vì những ký ức cũ cứ thế ùa về.

Trong các tiết mục văn nghệ của chương trình thì trích đoạn Lá sầu riêng với sự "tái xuất" sân khấu của Kim Cương sau nhiều năm lùi xa sàn diễn được nhiều khán giả mong chờ.

Kim Cương vào vai cô Diệu về già. Lớp diễn khi Sang lớn, sắp cưới vợ là Nga. Vì sợ nhà vợ khinh khi nhà nghèo nên anh đã ngăn cản sự xuất hiện của mẹ mình là cô Diệu.

Đóng cùng Kim Cương là các nghệ sĩ Hữu Châu, Lương Thế Thành, Lê Phương. Trích đoạn ngắn thôi nhưng được khán giả cổ vũ nồng nhiệt.

Bởi nó gợi trong lòng người xem những tháng ngày mê mẩn khóc cười cùng những bi kịch thấm đẫm tính nhân văn của kịch Kim Cương.

Vinh danh nghệ sĩ Kim Cương: Vẽ chân dung chị Hai khó quá

Đó là lời than của ông Minh Hải - trưởng ban văn nghệ Đài Truyền hình TP.HCM, khi đài chuẩn bị làm chương trình vinh danh NSND Kim Cương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar