30/11/2018 10:21 GMT+7

Tại sao tóc chỉ mọc trên đầu mà không phải nơi khác?

MINH HẢI (Theo News Week)
MINH HẢI (Theo News Week)

TTO - Đây là câu hỏi 'kinh điển' trẻ con hay hỏi người lớn. Vậy bạn có biết tại sao?

Tại sao tóc chỉ mọc trên đầu mà không phải nơi khác? - Ảnh 1.

Ảnh: RedKen

Tóc mọc hàng triệu sợi trên đầu nhưng lại chẳng có một cọng nào trên lòng bàn tay, bàn chân. Lý do vì những vùng da này có một phân tử đặc biệt ngăn chặn sự phát triển lông, tóc.

Các vùng không có lông của da chúng ta tiết ra một loại phân tử đặc biệt được gọi là "chất ức chế". Đó là một dạng protein có tên là Dickkopf 2 (DKK2). 

Thông thường các đường tín hiệu WNT chịu trách nhiệm kích hoạt sự phát triển của tóc trong cơ thể chúng ta, nhưng "da ở những vùng không có lông tự nhiên tạo ra chất ức chế ngăn WNT thực hiện công việc của mình", Giáo sư da liễu Sarah E. Millar, thuộc Đại học Y dược Pennsylvania (Mỹ), tác giả của nghiên cứu cho biết.

Theo giáo sư Millar, tín hiệu WNT rất quan trọng cho sự phát triển của nang lông, ngăn chặn tình trạng không lông và chuyển nó thành tóc.

Nhóm của Millar đã phân tích da chuột và phát hiện protein DKK2 rất cao trong trong những vùng da không có lông mọc. Tương tự như loài chuột, con người không mọc tóc ở vùng cổ tay/chân, trong khi các động vật có vú khác, như thỏ và gấu Bắc cực thì lại có lông

Khi so sánh biểu hiện DKK2 trong da cổ chân trước của chuột với thỏ, các nhà khoa học nhận thấy WNT vẫn còn tồn tại nhưng ít hơn vùng có lông.

Nhóm nghiên cứu hi vọng phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học khác có thêm phương pháp để nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển của tóc. Điều này có thể mang lại hiệu quả trong việc điều trị chứng hói đầu hoặc kích thích mọc lông ở những vùng da bị cháy.

"Nghiên cứu này là kết quả mới nhất trả lời câu hỏi tại sao tóc lại chỉ mọc và mọc rất nhiều trên đầu mà không ở nơi nào khác. Trong tương lai chúng tôi sẽ đưa thêm những bằng chứng mới lý giải điều này", theo Millar.

Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Cell Reports.

Trước đó, vào tháng 5, các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia và Đại học Alabama, Birmingham (Anh) đã đưa ra một lý do mới khiến tóc của chúng ta bạc đi. Đó là do hệ miễn dịch của mỗi người.

Melanin chịu trách nhiệm quyết định màu sắc của tóc được tạo thành từ các tế bào melanocytes. Khi tóc của chúng ta rụng, tế bào gốc sẽ thêm tế bào melanocyte vào các nang mới. Nhưng khi các tế bào gốc ngừng hoạt động, sắc tố tóc không còn được duy trì như lúc ban đầu khiến nó chuyển màu dần.

TTO - Việc tìm ra phương pháp chống lại tuổi già vẫn là tham vọng lớn nhất của con người dù đã trải qua bao thế hệ. Con người hy vọng có thể "lập trình" lại tế bào để trẻ mãi. Vậy điều đó có khả thi hay không?

MINH HẢI (Theo News Week)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar