16/05/2023 10:11 GMT+7

Tại sao phải sửa 'nước giải khát' thành 'đồ uống có đường'?

Nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cho biết họ đang lo lắng về một số khái niệm, cụm từ trong dự thảo (lần 2) Thông tư hướng dẫn về nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm của Bộ Y tế.

Khách mua đồ uống tại tiệm nước giải khát trên đường Nguyễn Thị Nghĩa, quận 1, TP.HCM - Ảnh: MINH ANH

Khách mua đồ uống tại tiệm nước giải khát trên đường Nguyễn Thị Nghĩa, quận 1, TP.HCM - Ảnh: MINH ANH

Theo các doanh nghiệp, nếu áp dụng sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.

"Đồ uống có đường" là gì?

Ngày 15-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Hồng Minh - chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) - nói rằng ở dự thảo lần 1, hiệp hội đã góp ý và tiếp tục góp ý.

Bà Minh cho rằng dự thảo lần này đã bổ sung một số nội dung mới có phạm vi điều chỉnh rất lớn nhưng lại không hợp lý, không có trong các bản dự thảo trước đó và chưa được lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp.

"Tại khoản 2 điều 2 của dự thảo, phải thay cụm từ "cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ" thành "cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ" để thống nhất với từ ngữ được sử dụng tại điều 22 Luật An toàn thực phẩm. Cùng với đó, cần bổ sung các sản phẩm có diện tích bao gói <25cm2 được miễn ghi nhãn dinh dưỡng nếu nhãn phụ hoặc bao bì ngoài của các sản phẩm này đã ghi nhãn dinh dưỡng", bà Minh nói.

Bà Minh lý giải các sản phẩm như hộp sữa chua hay thanh kẹo cao su đều có diện tích rất nhỏ. Nếu phải in thêm các thông tin ghi nhãn dinh dưỡng mà vẫn giữ nguyên mức 10cm2 thì rõ ràng là các nhãn nhỏ sẽ không có đủ chỗ để ghi.

Về khái niệm "đồ uống có đường", bà Minh cho rằng đây là vấn đề mà hàng trăm doanh nghiệp đồ uống, thực phẩm qua hiệp hội ngành hàng đã lên tiếng.

"Nay cần đề nghị bỏ toàn bộ nội dung định nghĩa quy định về "đồ uống có đường" vì rất bất hợp lý, không phù hợp với quốc tế, không có trong các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, không có cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tiễn", bà Minh nhấn mạnh.

Phân tích thêm, bà Minh cho hay theo CODEX (Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế) không có nhóm "đồ uống có đường" mà chỉ có nhóm "Beverages" (nước giải khát, ghi rõ loại trừ sản phẩm sữa)...

Rồi các văn bản pháp lý của Việt Nam hiện tại cũng chỉ có "đồ uống không cồn", không có "đồ uống có đường". Ngoài ra cũng không thấy bất cứ tài liệu khoa học nào khuyên sử dụng từ "đồ uống có đường" trong phân loại thực phẩm...

Khó thực thi và không có cơ sở

Tương tự, ông Hoàng Vĩnh Long - tổng thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam - bày tỏ mong muốn bỏ các điểm mới sửa đổi nhưng bất hợp lý.

Ông Long nêu ví dụ: "Dự thảo lần này đã sửa quy định "nước giải khát" thành "đồ uống có đường, thực phẩm có thành phần carbohydrat"... sẽ rất tốn kém cho các doanh nghiệp, khó thực thi và không có cơ sở, cũng như chưa đánh giá tác động và lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp.

Trong khi đó, đại diện Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA) đề nghị giữ nguyên giá trị dinh dưỡng tham chiếu của protein là 50g (như CODEX đưa ra) và điều chỉnh giá trị dinh dưỡng tham chiếu của đường tổng số từ 50g lên 90g.

"Đề nghị bổ sung thêm cho phụ lục các nội dung để không gây khó khăn không cần thiết cho sản xuất kinh doanh như việc ghi giá trị dinh dưỡng tham khảo. Các nhãn sản phẩm hiện hành đang ghi nhãn dinh dưỡng bằng các từ có ý nghĩa tương đương các chữ trong mẫu tham khảo cũng được chấp nhận. Ví dụ: đạm, protein (tương đương chất đạm); thành phần dinh dưỡng, phân tích thành phần (tương đương thông tin dinh dưỡng)...", đại diện hội này dẫn ra.

Bộ Y tế: đã tiếp thu 70 - 80% góp ý của doanh nghiệp

Theo bà Trần Thị Trang - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế, thành viên ban soạn thảo thông tư, trong quá trình hai năm xây dựng và hoàn thiện dự thảo này, ban soạn thảo đã nhiều lần hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp, hiện đã tiếp thu

70 - 80% góp ý của doanh nghiệp và qua đó cũng chỉnh sửa các quy định nêu trong dự thảo.

Số còn lại, theo bà Trang, nếu sửa thì quy định sẽ không đảm bảo tính khách quan và yêu cầu đặt ra về ghi nhãn dinh dưỡng. "Nghị định của Chính phủ đã bắt buộc ghi nhãn dinh dưỡng, thông tư này nhằm hướng dẫn thực hiện và để lộ trình hai năm để doanh nghiệp chuẩn bị triển khai, như vậy thời gian chuẩn bị là dài", bà Trang nói.

Bên cạnh đó, ban soạn thảo cho rằng nhiều nước trên thế giới đã ghi 7 - 9 chỉ tiêu dinh dưỡng trên nhãn, nếu ít cũng phải 6 chỉ tiêu, nhưng có ý kiến góp ý chỉ nên ghi 4 chỉ tiêu như Malaysia thì "thấp hơn so với CODEX và là số chỉ tiêu vừa phải, nhiều nước áp dụng".

Ban soạn thảo cũng cho rằng việc ghi nhãn dinh dưỡng liên quan nhiều quy định về sau, nên hướng dẫn như dự thảo là hợp lý.

L.ANH

Cần nghiên cứu toàn diện hơn trước khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Mới đây, Bộ Tài chính đưa ra phương án đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, với mục đích kiểm soát gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, dự thảo này hiện còn nhiều tranh luận từ phía các nhà sản xuất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Đàm phán thuế tích cực, cố gắng kết thúc trong thời gian sớm nhất

Kết quả các vòng đàm phán vừa qua có dấu hiệu tích cực, hai bên có cơ hội trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin, hoàn cảnh của nhau.

Thủ tướng: Đàm phán thuế tích cực, cố gắng kết thúc trong thời gian sớm nhất

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Nghe theo Google Maps, nữ sinh lớp 10 đi xe máy lạc tận thủy điện Rào Trăng

Trong lúc đi xe máy (50cc) đến nhà thăm bạn, nữ sinh lớp 10 đã đi theo Google Maps rồi đi lạc đường lên gần khu vực thủy điện Rào Trăng 4.

Nghe theo Google Maps, nữ sinh lớp 10 đi xe máy lạc tận thủy điện Rào Trăng

Tài xế ô tô mở cửa xe bất cẩn, hất văng tài xế xe ôm công nghệ ở Thủ Đức

Tài xế ô tô dừng ở lề đường Lương Định Của, phường An Phú, TP Thủ Đức (TP.HCM) nhưng không sát lề, sau đó mở cửa xe thiếu quan sát khiến một người đàn ông lái xe ôm công nghệ ngã xuống đường.

Tài xế ô tô mở cửa xe bất cẩn, hất văng tài xế xe ôm công nghệ ở Thủ Đức

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển và khu vực cửa sông Trà Cú

UBND tỉnh Trà Vinh quyết định công bố tình huống khẩn cấp sự cố sụp, lún công trình kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển ở thị xã Duyên Hải, và tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở khu vực cửa sông Trà Cú, huyện Trà Cú.

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển và khu vực  cửa sông Trà Cú

Cách đi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất không bị 'lạc lối', nơi gửi xe, đón taxi...

Hiện nhiều người ra, vào nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, TP.HCM vẫn còn lóng ngóng đi nhầm lối, nhầm tầng, loay hoay không biết đi đường nào để gửi xe...

Cách đi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất không bị 'lạc lối', nơi gửi xe, đón taxi...
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar