06/10/2019 16:56 GMT+7

Tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Lễ chào cờ xúc động tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi thủ đô được giải phóng diễn ra sáng 6-10, tại sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long - nơi diễn ra sự kiện này cách đây 65 năm.

Tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng - Ảnh 1.

Lễ chào cờ tái hiện lễ chào cờ đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng ngày 10-10-1954 - Ảnh: VƯƠNG ANH

Lễ chào cờ tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long có sự tham gia của các lão thành cách mạng, các lãnh đạo, cựu lãnh đạo trung ương và Hà Nội, bộ đội, người dân và học sinh.

Lễ chào cờ bắt đầu ngay sau những xúc động trào dâng mà giai điệu hào hùng của ca khúc Tiến về Hà Nội của nhạc sĩ Văn Cao mang đến cho mọi người: "Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về/Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng…".

Đoàn quân nhạc, những thanh niên với mũ ca-lô và áo trấn thủ giống đội tự vệ của thủ đô năm nào, những lão thành cách mạng đỏ ngực huy chương… trong lễ chào cờ làm gợi nhớ tới những ký ức mùa thu hào hùng của 65 năm trước, khi thủ đô Hà Nội hân hoan đón đoàn quân giải phóng.

Tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng - Ảnh 2.

Đây là dịp để các bạn trẻ tìm hiểu về lịch sử hào hùng của đất nước một cách sinh động - Ảnh: HOÀNG THANH TÙNG

Tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng - Ảnh 3.

Tái hiện những đoàn quân tiến về Hà Nội 65 năm trước - Ảnh: HOÀNG THANH TÙNG

65 năm trước, đúng 8h ngày 10-10-1954, các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trong đó có những người con của Hà Nội thuộc Trung đoàn Thủ đô, từ 5 cửa ô tiến vào tiếp quản Hà Nội trong cờ hoa đón chào của hàng vạn người dân thủ đô.

Chỉ 7 giờ sau, lúc 15h, trong không khí tưng bừng của ngày giải phóng thủ đô, một buổi lễ đặc biệt diễn ra tại sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (sân Cột Cờ). Đó là lễ chào cờ lịch sử đầu tiên trong ngày Hà Nội được giải phóng do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức.

Lễ chào cờ là hoạt động điểm nhấn trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Ký ức mùa thu do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức, bắt đầu từ ngày 6-10, kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2019).

Tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng - Ảnh 4.

Tái hiện cảnh người dân thủ đô đứng hai bên đường chào đón những đoàn quân "đem vinh quang sức dân tộc trở về" 65 năm trước - Ảnh: HOÀNG THANH TÙNG

Tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng - Ảnh 5.

Đông đảo đại biểu và người dân tham quan trưng bày Mùa thu năm ấy - Ảnh: VƯƠNG ANH

Ngoài lễ chào cờ, chương trình Ký ức mùa thu còn có các hoạt động trưng bày ảnh, kỷ vật với chủ đề Hà Nội mùa thu năm ấy; chương trình nghệ thuật Khúc tráng ca giữa mùa thu lịch sử; giao lưu nhân chứng lịch sử, nhà sử học về những ký ức của Ngày giải phóng thủ đô 10-10-1954; ra mắt cuốn sách ảnh về Ngày giải phóng thủ đô với tên gọi Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về.

Trưng bày Hà Nội mùa thu năm ấy gồm 200 hình ảnh, tư liệu về những đoàn quân ra đi giữ trọn lời thề (Hà Nội 1946 - 1954), cho tới lúc tiếp quản thủ đô, lễ chào cờ chiến thắng ngày 10-10-1954 và xây dựng cuộc sống mới sau đó.

Một số hình ảnh của lễ chào cờ và chương trình nghệ thuật Khúc tráng ca giữa mùa thu lịch sử:

Tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng - Ảnh 6.

Lễ chào cờ xúc động với hình ảnh những lão thành cách mạng ngực đỏ huy chương - Ảnh: VƯƠNG ANH

Tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng - Ảnh 7.

Ký ức mùa thu năm ấy lại ùa về trong nhiều cựu binh, nhân chứng lịch sử - Ảnh: VƯƠNG ANH

Tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng - Ảnh 8.

Nhiều em thiếu nhi cũng tham gia vào những 'đoàn quân tiến về' để chứng kiến lễ chào cờ đặc biệt - Ảnh: HOÀNG THANH TÙNG

Tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng - Ảnh 9.

Một tiết mục trong trương trình nghệ thuật Khúc tráng ca giữa mùa thu lịch sử - Ảnh: VƯƠNG ANH

Tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng - Ảnh 10.

Sự kiện là dịp để giáo dục lòng yêu nước với thế hệ trẻ - Ảnh: VƯƠNG ANH

Tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên khi Hà Nội được giải phóng - Ảnh 11.

Những đoàn quân năm xưa như trở về đây giữa trời thu Hà Nội - Ảnh: VƯƠNG ANH

​Nhiều hoạt động chào mừng 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Cần biết - Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014), Sở VH,TT&DL Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thủ đô.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cuối tuần, đường Lê Hồng Phong, Vũng Tàu (TP.HCM) nhiều người xếp hàng giữa trưa nắng chờ mua bánh bông lan trứng muối. Loại bánh này có gì ngon mà phải mất công vậy?

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Ca sĩ Kiều Nga qua đời

Ca sĩ Kiều Nga - 'nữ hoàng nhạc New Wave' thập niên 1980 - qua đời vào chiều 13-7 (giờ địa phương) tại Mỹ, thọ 65 tuổi.

Ca sĩ Kiều Nga qua đời

Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Sau quãng thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư, diễn viên Kang Seo Ha, phim Hoa trong ngục, qua đời ở tuổi 31.

Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

UNESCO vừa công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, hào hứng khoe món ăn mẹ anh nấu đãi mọi người với cái tên ngộ ngộ: bún súng hải sản.

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar