24/03/2019 16:49 GMT+7

Tái hiện hình tượng Đức Bồ tát tại Lễ hội Quán thế âm

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Ngày 24-3, màn tái hiện hình tượng Phật bà Quan âm trong Lễ vía Đức Bồ tát Quán thế âm (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) thu hút hàng vạn chư tôn, tăng ni, phật tử, đạo hữu cùng người dân về chiêm bái.

Tái hiện hình tượng Đức Bồ tát tại Lễ hội Quán thế âm - Ảnh 1.

Lễ hội thu hút hàng vạn đồng bào phật tử và người dân tham gia - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Lễ vía Đức Bồ tát là lễ chính thức trong Lễ hội Quán Thế âm - lễ hội được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước.

Đây là hoạt động nổi bật của lễ hội thu hút hàng vạn đồng bào phật tử và người dân tham gia. Nghi lễ thể hiện thông điệp về tình thương yêu, hướng lòng thành về Đức Quán Thế âm, cầu nguyện cho đất nước luôn được hòa bình ấm no, nhân dân an lạc, hạnh phúc.

Tái hiện hình tượng Đức Bồ tát tại Lễ hội Quán thế âm - Ảnh 2.

Phật tử cầu nguyện tại lễ vía Đức Bồ tát - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Lễ vía Đức Bồ tát tái hiện lại nghiêm trang và sinh động nghi lễ người dân và phật tử cung kính ngân đón Đức Bồ tát Quán thế âm.

Giữa hàng vạn phật tử và người dân, một thiếu nữ với gương mặt phúc hậu hóa thân thành Bồ tát hiện ra từ vách núi đá.

Đức Bồ tát tay cầm bảo kiếm, cưỡi thú đầu sư tử được rước đi giữa dòng phật tử cung kính, tôn nghiêm.

Tái hiện hình tượng Đức Bồ tát tại Lễ hội Quán thế âm - Ảnh 3.

Đức Bồ tát được vía giữa dòng người tôn nghiêm - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Ngoài ra, lễ vía còn có các nghi lễ Phật giáo truyền thống và phần cầu nguyện của đạo hữu cho quốc thái dân an, nghi thức thả bóng bay cầu nguyện cho hòa bình nhân loại.

Tái hiện hình tượng Đức Bồ tát tại Lễ hội Quán thế âm - Ảnh 4.

Nhiều người dân, phật tử về chiêm bái tại lễ vía - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Theo nhiều người dân tham gia lễ vía, Đức Quan Thế âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, cứu độ cho muôn loài được thoát khỏi mọi khổ đau do nghiệp chướng của chúng sanh đã gây ra trong cuộc sống.

Mỗi năm, các phật tử và người dân chọn ngày 19-2 âm lịch để vía Mẹ Quan âm, tưởng nhớ công đức vô lượng của người.

Lễ hội Quán Thế âm (Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) là một trong những lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo của đạo Phật.

Lễ hội đồng thời là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng rộng lớn, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phục dựng, bảo tồn những giá trị truyền thống, các tập tục cổ truyền tốt đẹp của lễ hội dân gian của đất nước và địa phương gắn với di tích quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn.

Năm nay, Lễ hội có phần công bố Kỷ lục Việt Nam đối với Tượng Ngọc Nephrite Quán Thế Âm tư thế ngồi lớn nhất Việt Nam cho chùa Quán Thế Âm.

tuong

Đây được xem là pho tượng "song sinh" với pho tượng "Phật Ngọc Hòa bình thế giới", được chế tác từ khối ngọc nặng 18 tấn, khai thác vào năm 2000.

Dịp này, đoàn Phật giáo Hàn Quốc cũng trao tặng phiên bản Phật Di Lặc, bảo vật quốc gia của Hàn Quốc cho chùa Quán Thế Âm.


TTO - Ngày 4-4, tại lễ hội Quán Thế Âm, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã diễn ra phần nghi lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thu hút hàng vạn người dân và du khách về tham dự.


ĐOÀN NHẠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar