04/04/2018 12:08 GMT+7

4-4 lễ vía Đức Bồ Tát ở lễ hội Quán Thế Âm

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Ngày 4-4, tại lễ hội Quán Thế Âm, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã diễn ra phần nghi lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thu hút hàng vạn người dân và du khách về tham dự.

4-4 lễ vía Đức Bồ Tát ở lễ hội Quán Thế Âm - Ảnh 1.

Nghi lễ Vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm thu hút hàng vạn người dân và du khách, tăng ni phật tử tham dự - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm là lễ chính thức của lễ hội Quán Thế Âm - một trong 15 lễ hội lớn nhất cả nước.

Lễ hội với thông điệp về tình thương yêu, hướng lòng thành về Đức Quán Thế Âm, cầu nguyện cho đất nước luôn được hòa bình ấm no, nhân dân an lạc. Lễ vía thu hút hàng vạn người dân, du khách, tăng ni, phật tử tái hiện sinh động nghi lễ rước Quán Thế Âm.

Lễ hội Quán Thế Âm 19-2 (âm lịch) không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào lịch sử, văn hóa, truyền thống dân tộc để ngày một sống đẹp hơn.

Bên cạnh các hoạt động truyền thống, năm nay lễ hội sẽ đón đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam tham dự và trao tặng cây bồ đề chiết từ cây bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ.

Năm nay ban tổ chức đã công bố 2 kỷ lục Việt Nam cho Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên đặt tại chùa Quán Thế Âm, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP và lá cờ Phật giáo lớn nhất Việt Nam.

Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đang trưng bày hơn 500 hiện vật gồm nhiều bộ tượng Phật bằng đồng, sắt, ngọc, hổ phách.

Cũng tại buổi lễ, một nhà hảo tâm đã trao tặng nhà chùa lá cờ Phật giáo có kích thước được ghi vào kỷ lục Việt Nam với chiều dài 26,42m (tượng trưng cho Phật lịch 2642), rộng 18,4m.

Trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra các hoạt động như: biểu diễn hòa tấu nhạc cụ, múa, triển lãm mỹ thuật, tranh ảnh, thư pháp, cắm hoa của các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện; hội hô hát bài chòi khu V, hội hoa đăng, lửa trại…

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thể thao sôi nổi cũng được tổ chức tại lễ hội như: hội hua thuyền truyền thống; ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân; hội cờ làng; biễu diễn võ thuật truyền thống…

Một số hình ảnh trong nghi lễ vía Quán Thế Âm ngày 4-4 - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

4-4 lễ vía Đức Bồ Tát ở lễ hội Quán Thế Âm - Ảnh 2.

Đoàn kèn nhạc, lân sư rồng tiến về phía tượng Quán Thế Âm.

4-4 lễ vía Đức Bồ Tát ở lễ hội Quán Thế Âm - Ảnh 3.

Kiệu rước có tòa sen ngự trên núi đá được đưa đến trước danh thắng Ngũ Hành Sơn chuẩn bị rước Đức Bồ Tát.

4-4 lễ vía Đức Bồ Tát ở lễ hội Quán Thế Âm - Ảnh 4.

Hai thiên vương hộ tống các nhà sư đến trước tượng Đức Bồ Tát làm lễ vía.

4-4 lễ vía Đức Bồ Tát ở lễ hội Quán Thế Âm - Ảnh 5.

Khi các nhà sư tiến về phía tượng Quán Thế Âm làm lễ, dòng người đứng trật tự chiêm bái.

4-4 lễ vía Đức Bồ Tát ở lễ hội Quán Thế Âm - Ảnh 6.

Bóng bay được thả cầu nguyện hòa bình.

4-4 lễ vía Đức Bồ Tát ở lễ hội Quán Thế Âm - Ảnh 7.

Dâng hoa lên Đức Bồ Tát

4-4 lễ vía Đức Bồ Tát ở lễ hội Quán Thế Âm - Ảnh 8.

Vía Đức Bồ Tát lên kiệu và rước giữa dòng hàng vạn người - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

4-4 lễ vía Đức Bồ Tát ở lễ hội Quán Thế Âm - Ảnh 9.

Khi phần lễ chính kết thúc, nhiều người đi lễ chùa tiến lại hai bức tượng Phật cưỡi voi, sờ tay lên tượng để thoa lên người, cầu mạnh khỏe, may mắn. Có người đổ nước lên chân tượng, rồi hứng nước này mang về.

TTO - Tượng Bồ Tát cao 17m, được dựng từ năm 2010, kết từ hoa bất tử và được thay hoa hai năm một lần.

ĐOÀN NHẠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar