21/02/2023 08:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sửa tên đường: thận trọng tính toán chi phí và lợi ích

Tên đường sai thì phải sửa, nhưng phải cẩn trọng vì việc chỉnh sửa tên đường ảnh hưởng đến nhiều người dân với các giấy tờ liên quan phức tạp.

Đường Lê Đình Quản (TP Thủ Đức) bị đặt sai tên so với tên chuẩn Nguyễn Đình Quản - một sĩ phu yêu nước trong phong trào Duy Tân - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đường Lê Đình Quản (TP Thủ Đức) bị đặt sai tên so với tên chuẩn Nguyễn Đình Quản - một sĩ phu yêu nước trong phong trào Duy Tân - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online về việc "Chỉnh sửa tên đường ở TP.HCM: Làm sao để bớt xáo trộn?".

Bạn đọc Truong Kiet cho biết: "Tên sai thì phải sửa, không thể vịn lý do là dùng lâu rồi mà chấp nhận cho cái sai thành đúng. Tên người, tên địa danh phải đúng, nếu sai mà không sửa thì sẽ xuất hiện kiểu giải nghĩa cho chính cái sai rất kỳ cục!".

Theo bạn đọc Văn Minh Luận, "chỉ đổi tên những đường bị sai chính tả, hạn chế dùng hai tên của cùng một nhân vật, như đường Quang Trung - đường Nguyễn Huệ; đường Hoàng Hoa Thám - đường Đề Thám. Bởi khi tên đường bị đổi sẽ kéo theo xáo trộn lớn về việc thay đổi trên các giấy tờ pháp lý có ghi địa chỉ của người dân".


Bạn đọc Nguyễn Cảnh đồng ý ưu tiên "chuyển về một tên đường thôi, chứ ở cùng thành phố mà đường này mang tên Đinh Bộ Lĩnh, đường kia thì Đinh Tiên Hoàng; đường Trần Quốc Tuấn, rồi lại đường Trần Hưng Đạo; đường Hoàng Việt rồi lại có đường Lê Trí Trực... mới nghe tưởng hai người nhưng thực chất chỉ một".

Trong khi đó, bạn đọc Phước Tân bày tỏ: "Việc thay đổi tên các con đường chưa chuẩn xác, cần thận trọng tính toán chi phí và lợi ích. Chỉ nên ưu tiên tập trung đặt tên cho các tuyến đường mới (hoặc điều chỉnh tên đường không có ý nghĩa)".

Với bạn đọc Tèo, những tên đường nào sai thì sửa trước, còn đường trùng tên khác quận chưa nên sửa vội. Bạn đọc Khôi thêm ý kiến: chỉ đổi bảng tên đường bị sai, giấy tờ cũ vẫn giữ nguyên, ai làm lại hoặc làm mới thì đổi theo tên đường chỉnh sửa.

Để hạn chế những xáo trộn do việc chỉnh sửa tên đường, bạn đọc COC đề nghị cần cập nhật chính xác hệ thống bản đồ trực tuyến của từng địa phương và thêm phần "chỉnh lý, bổ sung" thay vì phải thay đổi toàn bộ giấy tờ khi thay đổi tên đường. 

Khi chỉnh sửa tên đường xong phải cập nhật ngay trên hệ thống dữ liệu quốc gia, nhằm tạo thuận lợi cho người dân làm thủ tục giấy tờ.

Gần 400 tên đường tại TP.HCM cần đổi, cập nhật

Thông tin này được nêu ra tại hội thảo “Xây dựng WebGIS phục vụ công tác quản lý và công bố thông tin, hỗ trợ quy hoạch, đặt đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM” sáng 14-2.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ người đàn ông chích điện phụ nữ ở Phú Quốc: Tìm người liên quan

Vụ Hòa sử dụng roi điện tự chế chích điện vào bà T. ở Phú Quốc nghi do ghen tuông, công an thông báo tìm người liên quan để xác minh, làm rõ.

Vụ người đàn ông chích điện phụ nữ ở Phú Quốc: Tìm người liên quan

Thí điểm sang tên, không cần công chứng khi mua bán xe qua VNeID tại TP.HCM

Từ nay đến hết tháng 5-2025, Bộ Công an triển khai thí điểm sang tên xe trên Cổng dịch vụ công tại TP.HCM khi mua bán.

Thí điểm sang tên, không cần công chứng khi mua bán xe qua VNeID tại TP.HCM

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Hai nữ sinh lớp 7 tại Tiền Giang đã hẹn 1 nữ sinh lớp 8 cùng trường đến nói chuyện rồi xúm vào đánh và có hành vi làm nhục em này, quay video đăng lên mạng xã hội.

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết, 2 năm sau vẫn chưa nhận được tiền

Một gia đình mua bảo hiểm tai nạn điện của Công ty Bảo hiểm MIC Tiền Giang. Hơn 2 tháng sau thì xảy ra tai nạn điện dẫn đến chết người nhưng đến nay sau hơn 2 năm, người thân vẫn gian nan đi đòi tiền bảo hiểm.

Mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết, 2 năm sau vẫn chưa nhận được tiền

Chi tiết dự kiến quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Chi tiết dự kiến về quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập theo hồ sơ đề án được Bộ Nội vụ xây dựng.

Chi tiết dự kiến quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Tiền lương tối thiểu sau sáp nhập: Đề xuất sửa địa bàn áp dụng, doanh nghiệp nói gì?

Trước đề xuất phân cấp UBND cấp tỉnh lựa chọn địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng, tiến tới điều chỉnh lương, doanh nghiệp nói gì?

Tiền lương tối thiểu sau sáp nhập: Đề xuất sửa địa bàn áp dụng, doanh nghiệp nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar