21/04/2018 10:36 GMT+7

Sữa bò cho trẻ em - dùng thế nào cho hợp lý?

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)

Sữa bò với hàm lượng protein và muối khoáng cao có thể trở thành gánh nặng cho thận chưa trưởng thành ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Sữa bò cho trẻ em - dùng thế nào cho hợp lý? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: homenaturalcures.com

Trẻ dưới 1 tuổi không thể tiêu hóa sữa bò một cách dễ dàng và trọn vẹn như sữa công thức. Ngoài ra, sữa bò với hàm lượng protein và muối khoáng cao có thể trở thành gánh nặng cho thận chưa trưởng thành ở trẻ nhỏ.

Thêm vào đó, hàm lượng sắt, vitamin C và một số chất dinh dưỡng khác trong sữa bò cũng không đáp ứng được nhu cầu của bé. Sữa bò thậm chí có thể gây thiếu máu thiếu sắt ở một số trẻ vì protein của nó có thể kích thích lớp niêm mạc dạ dày và ruột, làm mất một lượng máu nhỏ vào phân. Sữa bò cũng không chứa các loại chất béo có lợi nhất cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng sữa bò đều đặn như đồ uống chính. Tuy nhiên, có thể bắt đầu dùng một lượng nhỏ sữa bò để trộn vào đồ ăn khi bé được 9 tháng tuổi.

Chọn sữa béo hay sữa gầy?

Khi bé đã ngoài 1 tuổi, cha mẹ có thể cho con dùng sữa bò nguyên kem kết hợp với chế độ ăn dặm cân đối (ngũ cốc, rau quả, dầu và thịt cá). Nên cho bé dùng sữa bò nguyên kem tới khi được 2 tuổi vì trẻ ở độ tuổi này rất cần năng lượng từ chất béo để tăng trưởng và phát triển não. Ngoài việc giúp bé tăng cân bình thường, chất béo trong sữa còn giúp cơ thể hấp thu vitamin A và D tốt hơn. Trẻ trên 12 tháng nhưng còn bú mẹ 2-3 lần một ngày và uống sữa công thức thì không cần uống sữa bò.

Nếu bé thừa cân, có nguy cơ béo phì, hoặc gia đình có tiền sử béo phì, huyết áp cao hay bệnh tim mạch, bác sĩ có thể khuyến cáo cho bé dùng sữa giảm béo (2% chất béo) ngay sau sinh nhật lần thứ nhất.

Sau 2 tuổi, tùy theo cân nặng của trẻ, gia đình có thể chọn cho bé dùng sữa toàn phần hoặc sữa giảm béo.

So sánh mức năng lượng và chất béo trong 1 cốc sữa bò 240 ml các loại

Loại sữa

Năng lượng

Chất béo

Sữa toàn phần

150 kcal.

8 g

Sữa 2% chất béo

120 kcal.

4,5 g

Sữa 1% chất béo

100 kcal.

2,5 g

Sữa gầy

80 kcal.

0 g


Uống bao nhiêu?

Sữa thường được coi là thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn lành mạnh của trẻ, vì nó cung cấp vitamin A, D, B12, canxi, kali, protein. Trẻ uống sữa thường ít uống các loại nước kém bổ dưỡng khác như nước quả, nước ngọt. Các chuyên gia y tế khuyến cáo cho trẻ 2-8 tuổi uống 2 cốc sữa mỗi ngày và trẻ 9-18 tuổi uống 3 cốc sữa mỗi ngày. Với trẻ không uống sữa bò, cha mẹ có thể khuyến khích bé dùng các chế phẩm sữa như phô-mai, sữa chua hoặc các thực phẩm giàu canxi và vitamin D khác.

Trẻ nhỏ uống quá nhiều sữa bò dễ thiếu máu thiếu sắt

Một nghiên cứu của Canada tiến hành gần đây trên trẻ em 2-5 tuổi cho thấy, mỗi cốc sữa bò 250 ml làm tăng hàm lượng vitamin D trong máu lên 6,5% nhưng đồng thời lại làm giảm lượng feriritin (protein chứa sắt) trong máu xuống 3,6%. Trẻ uống quá nhiều sữa có thể bị thiếu sắt và 2 cốc sữa mỗi ngày là đủ để duy trì hàm lượng vitamin D mà không ảnh hưởng tới lượng ferritin huyết thanh. Điều này cũng trùng hợp với khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trẻ có màu da sẫm hơn vẫn phải bổ sung vitamin D trong những tháng mùa đông để duy trì dự trữ vitamin D.

Vitamin D và sắt là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi, phòng ngừa bệnh còi xương cũng như các bệnh mạn tính đường hô hấp, tim mạch và bệnh tự miễn. Sắt cần thiết cho sự phát triển của não bộ ở trẻ nhỏ. Thiếu sắt đơn thuần hoặc thiếu máu thiếu sắt có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tinh thần vận động của trẻ.

Dị ứng sữa và bất dung nạp đường lactose

Dị ứng với sữa bò, hay nói chính xác hơn là dị ứng với protein sữa bò, khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong những tuần đầu tiên ngay sau khi tiếp xúc với sữa bò, trẻ có thể có các biểu hiện dị ứng ở da như viêm da cơ địa, sưng môi và mắt, nổi mề đay. Bất thường ở hệ tiêu hóa bao gồm nôn trớ, tiêu chảy hoặc táo bón, máu trong phân. Trẻ có thể có biểu hiện ở đường hô hấp như sổ mũi, ho, khò khè. Trường hợp nặng có thể xảy ra sốc phản vệ. Khi được chẩn đoán dị ứng protein sữa bò, cha mẹ cần tránh dùng sữa và các chế phẩm sữa cho tới khi bé thoát khỏi tình trạng dị ứng (thường là khi bé được 3-5 tuổi). Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D khác vào khẩu phần ăn của bé.

Bất dung nạp đường lactose (không có khả năng tiêu hóa đường lactose trong sữa bò) là tình trạng phổ biến hơn nhưng có thể bị nhầm với dị ứng protein sữa. Trẻ chịu được một số chế phẩm sữa nhưng thường bị sinh hơi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, chướng bụng khi uống quá nhiều sữa, ăn nhiều phô-mai hay kem. Khi được chẩn đoán không dung nạp lactose, trẻ cần tuân thủ chế độ ăn nghèo lactose trong vài tuần, nghĩa là tránh hoàn toàn sữa bò và các chế phẩm sữa. Trẻ có thể quay lại chế độ ăn bình thường theo hướng dẫn của bác sĩ..


Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar