14/12/2022 08:55 GMT+7

'Sống chung' với chứng giảm trí nhớ

TTO - 'Buổi sáng nọ, khi tôi đang quét sân thì có một bác lại gần hỏi tôi có biết bác ấy là ai không và nhà bác ấy ở đâu không, nếu biết thì giúp đưa bác ấy... về nhà'.

Sống chung với chứng giảm trí nhớ - Ảnh 1.

Người lớn tuổi có thể đọc sách, chơi nhạc để giữ trí nhớ - Ảnh: THANH ĐẠM

Đó là chia sẻ của TS.BS Nông Thị Tiến tại Câu lạc bộ người cao tuổi SE (TP.HCM) về những biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ.

Quá trình tự nhiên

Chứng suy giảm trí nhớ hay quên những địa điểm quen thuộc, thậm chí quên đường về nhà; gặp khó khăn trong các hoạt động hằng ngày: nấu ăn, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân...; gặp khó khăn trong giao tiếp: quên từ, lặp lại điều vừa nói, nói những điều vô nghĩa; thay đổi tâm trạng thất thường, hay nghi ngờ, nhầm lẫn ngày và đêm...

Theo TS Tiến, ngoại trừ tổn thương não hay bệnh Alzheimer, suy giảm trí nhớ không phải là bệnh mà là quá trình tự nhiên và diễn ra nhanh hay chậm tùy người.

Quá trình này thường bắt đầu ở độ tuổi trưởng thành (khoảng 25) và diễn ra nhanh ở người cao tuổi. Nguyên nhân suy giảm trí nhớ là do các tế bào thần kinh chết đi mà không được tái tạo. 

Ngoài ra, do người cao tuổi thường mắc một số bệnh như huyết áp, đái tháo đường... và việc lạm dụng thuốc ngủ hoặc chất kích thích (bia, rượu...) cũng góp phần làm cho tình trạng suy giảm trí nhớ trầm trọng hơn.

Bí quyết kéo giảm tốc độ suy giảm trí nhớ

Người cao tuổi cần biết cách "sống chung" với nó như sau:

* Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và giảm tình trạng lão hóa chung.

Cụ thể, chọn các loại thực phẩm giàu choline, vitamin A-B-C-D-E, Omega-3 và các khoáng chất cần thiết. Nên ăn nhiều bữa trong ngày, chia đều khoảng cách các bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ.

* Uống nước: Cần uống 1,5 - 2 lít nước/ngày và tăng giảm tùy nhu cầu, cân nặng, thời tiết, bệnh lý...

Nên uống nước nhiều lần trong ngày, uống từng ngụm để nước có thời gian thấm qua thành tiêu hóa vào mạch máu; hạn chế dùng chất kích thích và nước có gas.

* Giấc ngủ: Do sự lão hóa tự nhiên, suy giảm các chức năng ở hệ thần kinh và mắc một số bệnh nên người cao tuổi thường khó ngủ, ngủ ít, mất ngủ... làm trầm trọng hơn chứng suy giảm trí nhớ. Cần có trạng thái tâm lý tốt và học một số kỹ thuật thư giãn tâm trí để dễ đi vào giấc ngủ.

* Chăm sóc sức khỏe thể chất: Cần theo dõi và khám sức khỏe định kỳ, điều trị các bệnh liên quan.

* Thái độ sống: Cần góp phần tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái trong gia đình, suy nghĩ và thực hành những điều tích cực.

Đặc biệt, theo TS Tiến, trí nhớ ở người cao tuổi có liên quan rất nhiều đến việc học tập và người học tập liên tục thì ít giảm trí nhớ hơn.

Có thể lựa chọn tham gia các hoạt động rèn luyện não bộ phù hợp với bản thân như đọc sách báo, chơi các trò tư duy như cờ vua cờ tướng, học hát, học thêm nhạc cụ mới, học ngoại ngữ, thiền định...

Song song đó, cần xen kẽ các hoạt động khác như tập thể dục phù hợp, lao động nhẹ nhàng (chăm rau, tưới cây, hái quả, lau dọn nhà cửa...), tham gia hoạt động cộng đồng. Với người từng hoạt động trong lĩnh vực nào thì có thể "ôn lại" chuyên môn cũ...

Tốc độ đi giúp chẩn đoán giảm trí nhớ

TTO - Dựa vào tốc độ và dáng đi có thể giúp xác định nguyên nhân gây giảm trí nhớ, điều này có thể điều trị nhưng thường không được chẩn đoán, theo một nghiên cứu mới đây thuộc Đại học Ludwig Maximilian, Munich, Đức.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar