10/12/2023 21:59 GMT+7

Soi bóng Thăng Long ở Văn Miếu

Chín họa sĩ kể câu chuyện đất Thăng Long và nước Việt xưa bằng nghệ thuật tạo hình qua triển lãm Dấu xưa văn hiến lần thứ hai, chủ đề 'Soi bóng Thăng Long' tại nhà Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Một phần tác phẩm 'Những cánh buồm' của họa sĩ Phạm Hùng Anh - Ảnh: T.ĐIỂU

Một phần tác phẩm 'Những cánh buồm' của họa sĩ Phạm Hùng Anh - Ảnh: T.ĐIỂU

Triển lãm giới thiệu sắp đặt của các họa sĩ về kinh thành Thăng Long xưa, nước Việt xưa xoay quanh trục chính là nước, khai mạc ngày 10-12.

Các tác phẩm đa dạng về phong cách thể hiện, chất liệu, ý tưởng trong triển lãm dẫn dắt người xem đi từ câu chuyện về trị thủy, về những con người đầu tiên khai phá mở cõi, những trận đánh trong lịch sử dựng nước và giữ nước gắn với các anh hùng dân tộc đến các hoạt động lễ hội trên sông nước, các sinh hoạt đất kinh kỳ kẻ chợ, những huyền tích dân gian đặc sắc.

Tác phẩm Vũ điệu Thăng Long, chất liệu tổng hợp của nhà điêu khắc Nguyễn Trường Giang là cảm xúc về nhịp điệu của dòng chảy từ đầu nguồn đến cuối sông Hồng.

Tác phẩm Hoa sóng - Sóng nước nở hoa của họa sĩ Phan Minh Bạch mang đến hình ảnh của sông Tô Lịch nên thơ xưa (không phải sông Tô Lịch ô nhiễm bây giờ), biểu tượng rồng thời Lý và hình ảnh hồ Tây.

Tác phẩm sắp đặt 'Ngàn năm soi bóng' của họa sĩ Nguyễn Tuấn Dũng - Ảnh: T.ĐIỂU

Tác phẩm sắp đặt 'Ngàn năm soi bóng' của họa sĩ Nguyễn Tuấn Dũng - Ảnh: T.ĐIỂU

Tác phẩm Những cánh buồm của họa sĩ Phạm Hùng Anh chất liệu đồ họa in UV, khắc trên mi ca, khắc cao su, giấy dó, hộp nhựa tái chế, sắt, đồng, đèn LED, nhựa PVC là cả một kỳ công dựng lại những bán buôn đất kinh kỳ kẻ chợ xưa, những người, những cảnh lưu dấu sử sách.

Bộ hai tác phẩm Không gian của huyền tích Thăng Long - Hà Nội của họa sĩ Nguyễn Đức Hùng với chất liệu mực trên giấy, gỗ kể về các truyền thuyết và cổ tích dân gian Việt Nam và những địa danh, di tích lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Thăng Long - Hà Nội.

Người xem sẽ được gặp lại những huyền tích từ câu chuyện bi hùng về thành Cổ Loa, về các vua Hùng, Sơn Tinh - Thủy Tinh, nàng Tô Thị, Thánh Gióng…

Triển lãm kéo dài đến ngày 2-1-2024.

Tác phẩm 'Giọt nguồn' của họa sĩ Lê Thị Thanh - Ảnh: T.ĐIỂU

Tác phẩm 'Giọt nguồn' của họa sĩ Lê Thị Thanh - Ảnh: T.ĐIỂU

Trích đoạn tác phẩm 'Những cánh buồm' của họa sĩ Phạm Hùng Anh - Ảnh: T.ĐIỂU

Trích đoạn tác phẩm 'Những cánh buồm' của họa sĩ Phạm Hùng Anh - Ảnh: T.ĐIỂU

Những bức tranh phở ân tình từ nét cọ của em nhỏ Đà Lạt

Trong sự kiện “Phở về với trẻ vùng cao” diễn ra sáng 10-12 tại Đà Lạt có một điểm đặc biệt: Các em nhỏ vẽ tranh về phở tặng chương trình.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Hôm 6-7, Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi tại thị trấn Dharamshala (Ấn Độ) nằm trên dãy núi Himalaya.

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar