17/10/2019 16:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Sóc chết đứng khi thấy cáo' thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019

MINH ANH (Nguồn: CNN, Boredpanda)
MINH ANH (Nguồn: CNN, Boredpanda)

TTO - Con sóc đất 'chết đứng' khi thấy cáo, bầy chim cánh cụt co rúc vào nhau sưởi ấm... những bức ảnh xuất sắc nhất cuộc thi Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 cho thấy để sinh tồn, các loài phải chống chọi với sự khắc nghiệt của tự nhiên...

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 1.

Bức ảnh chụp con sóc đất Himalaya giật mình khiếp sợ khi thấy cáo đã giành giải nhất cuộc thi. Là một trong những động vật có vú sống ở độ cao cao nhất, sóc đất Himalaya dựa vào bộ lông dày để sống sót qua thời tiết lạnh giá. Đông sang, chúng chui vô hang sâu ngủ đông và thường không ló đầu lên mặt đất cho tới mùa xuân.

Ban tổ chức cuộc thi Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 vừa công bố kết quả thi năm nay. Theo đó, bức ảnh chụp con sóc đất Himalaya giật mình khiếp sợ khi thấy cáo giành giải thưởng cao nhất.

Tác giả Yongqing Bao, Trung Quốc kể ban đầu con sóc đất phát hiện ra con cáo và báo động cho bọn sóc đất chui xuống hang. Khoảng một giờ sau nó chui lên tìm thức ăn, không ngờ con cáo vẫn còn đó chờ nó.

Biểu cảm của con sóc đất khi đối mặt cái chết cho thấy cuộc chiến sinh tồn khắc nghiệt trong thiên nhiên, và Bao đã phản xạ nhanh như chớp ghi lại khoảnh khắc này.

Ngoài giải thưởng cao nhất, ban tổ chức cũng chọn ra những bức ảnh xuất sắc ở các hạng mục. Những bức ảnh này sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London, Anh từ ngày 18-10, sau đó được đưa đi triển lãm quốc tế.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 2.

"Nếu chim cánh cụt biết bay" của tác giả Eduardo Del Álamo, Tây Ban Nha, hạng mục Hành vi động vật có vú.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 3.

"Co rúc" của Stefan Christmann, Đức.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 4.

"Ong xếp hàng" của Frank Desframol, Pháp, đoạt giải hạng mục Hành vi: Động vật không xương sống.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 5.

'Chân dung người mẹ' của tác giả Ingo Arndt, Đức, hạng mục Chân dung động vật. Ảnh chụp con puma mẹ và bầy con. Thông qua chơi đùa, puma mẹ dạy các con những kỹ năng sinh tồn quan trọng như săn bắn, chiến đấu và trốn thoát. Puma con sẽ ở với mẹ hai năm, sau đó ra riêng và sống một mình cho đến khi vào kỳ sinh sản.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 6.

'Lỗ thủng may mắn' của Jason Bantle, Canada, hạng mục Động vật hoang dã đô thị. Ảnh chụp một con gấu mèo thò đầu khỏi một chiếc ôtô bị vứt bỏ. Băng ghế sau là ngôi nhà lý tưởng cho nó và 5 đứa con, “cửa” ra vào duy nhất chính là cái lỗ thủng vừa vặn cho nó chui nhưng quá nhỏ so với những kẻ săn mồi như chó sói.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 7.

'Vùng đất của đại bàng' của tác giả Audun Rikardsen, Na Uy, hạng mục Hành vi chim chóc.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 8.

'Đồ uống mát lạnh' của tác giả Diana Rebman, Mỹ, hạng mục Hành vi chim chóc. Ảnh chụp một con chim bạc má đuôi dài đang uống nước từ băng. Loài chim này sống ở Hokkaido, Nhật Bản. Vào mùa đông chúng dành cả ngày để tìm kiếm nhện, côn trùng, đêm về chúng tụ tập thành nhóm và rúc vào nhau để sưởi ấm.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 9.

'Ánh sáng đêm' của Cruz Erdmann, New Zealand, hạng mục Nhiếp ảnh gia 11-14 tuổi. Ảnh chụp một con mực lá - bậc thầy về ngụy trang, có thể thay đổi màu sắc và hoa văn cơ thể bằng cách sử dụng các tế bào da phản chiếu và sắc tố.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 10.

"Cái nôi sự sống" của tác giả Stefan Christmann, Đức.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 11.

"Đón tuyết" của tác giả Max Waugh, Mỹ, hạng mục Ảnh đen trắng.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 12.

"Ngang cơ" của Ingo Arndt, Đức, hạng mục Hành vi động vật có vú.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 13.

"Cú đáp xuống tuyết" của Jérémie Villet, Pháp.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 14.

"Lỗ trời" của Sven Začek, Estonia, hạng mục Môi trường Trái đất.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 15.

"Vườn lươn" của David Doubilet, hạng mục Dưới nước.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 16.

"Thử thách" của Françoir Gervais, Canada, hạng mục Động vật trong môi trường của chúng.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 17.

"Những kẻ du mục trên cao nguyên tuyết" của Shangzhen Fan, Trung Quốc, hạng mục Động vật trong môi trường của chúng.

Sóc chết đứng khi thấy cáo thắng giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 2019 - Ảnh 18.

"Trong băng giá "của Jérémie Villet, Pháp.

Những bức ảnh động vật hoang dã ấn tượng

TTO - Gấu nâu tò mò, báo hoa dữ dằn hay tình mẹ con của hồng hạc là những hình ảnh tuyệt vời được đề cử cho Giải Nhiếp ảnh gia Cuộc sống Hoang dã 2017.

MINH ANH (Nguồn: CNN, Boredpanda)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Dù được 2 nhân viên khu du lịch này nhanh chóng cứu hộ đưa trở lại biển, nhưng con cá lại bơi vào bờ và chết sau đó không lâu.

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người

Đười ươi biết thay đổi nhịp điệu tiếng kêu báo động tùy thuộc vào loại kẻ thù: khi nhanh và gấp gáp, lúc chậm và ít đều đặn hơn.

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người

Trung Quốc bắt đầu tạo siêu máy tính đầu tiên trong không gian

Trung Quốc vừa phóng thành công những vệ tinh đầu tiên cho mạng lưới siêu máy tính trong không gian, một công trình chưa từng có trên thế giới.

Trung Quốc bắt đầu tạo siêu máy tính đầu tiên trong không gian

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar