19/10/2017 09:43 GMT+7

Dùng ảnh 'chạm đến trái tim' chống buôn bán động vật hoang dã

HUỲNH PHƯƠNG
HUỲNH PHƯƠNG

TTO - Một nhóm nhiếp ảnh gia quốc tế đang thực hiện dự án dùng hình ảnh lên án vấn nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

Dùng ảnh chạm đến trái tim chống buôn bán động vật hoang dã - Ảnh 1.

Bức ảnh chạm đến trái tim cho thấy một tình nguyện viên của tổ chức Care for Wild Africa đang ôm con tê giác mồ côi vào lòng ngủ ngon lành. Mẹ nó bị bọn săn trộm giết chết tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi - Ảnh: Brent Stirton/Photographers Against Wildlife Crime.

Theo Guardian, các nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh thế giới tự nhiên, sinh vật hoang dã sẽ dùng "sức ảnh hưởng mạnh mẽ của những bức ảnh biết nói, chạm đến trái tim" để nâng cao nhận thức của con người trong việc ngăn chặn bọn tội phạm buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

Một số hình ảnh đáng chú ý trong dự án:

Dùng ảnh chạm đến trái tim chống buôn bán động vật hoang dã - Ảnh 2.

Ảnh: Paul Hilton/Photographers Against Wildlife Crime

Gần 4.000 con tê tê đông lạnh bị thu giữ tại cảng Belawan thuộc đảo Sumatra , Indonesia. Đây là một trong những vụ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp lớn nhất được phát hiện. Các sản phẩm của tê tê được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. 

Dùng ảnh chạm đến trái tim chống buôn bán động vật hoang dã - Ảnh 3.

Ảnh: Daniel Beltra/Photographers Against Wildlife Crime

Bức ảnh chụp trên không cho thấy một khoảng rừng bị đốn sạch để khai thác gỗ trái phép ở Altamira thuộc Brazil. 

Dùng ảnh chạm đến trái tim chống buôn bán động vật hoang dã - Ảnh 4.

Ảnh: Bruno D'Amicis/Photographers Against Wildlife Crime

Một con cáo Fennec (tên khoa học Vulpes zerda) bị bắt để buôn bán bất hợp pháp. Con cáo 3 tháng tuổi này bị bán tại một chợ ở miền nam Tunisia. 

Dùng ảnh chạm đến trái tim chống buôn bán động vật hoang dã - Ảnh 5.

Ảnh: Charlie Hamilton James/National Geographic/Photographers Against Wildlife Crime

Ngày 30-4-2016, Kenya đã tiêu hủy 105 tấn ngà voi tại vườn quốc gia Nairobi. Đây là vụ tiêu hủy số lượng ngà voi lớn nhất tại nước này. 

Dùng ảnh chạm đến trái tim chống buôn bán động vật hoang dã - Ảnh 6.

Ảnh: Britta Jaschinski/Photographers Against Wildlife Crime

Cơ quan Quản lý nghề cá và Động vật hoang dã Mỹ (USFWS) tịch thu ba chân tê giác (của 1 con đực, 1 con cái và 1 con chưa trưởng thành) tại một nhà kho ở bang Colorado, Mỹ. 

Dùng ảnh chạm đến trái tim chống buôn bán động vật hoang dã - Ảnh 7.

Ảnh: Adrian Steirn/Photographers Against Wildlife Crime

Một kiểm lâm cõng em bé ngủ trên lưng trong lúc canh gác bảo vệ một vườn quốc gia. Kiểm lâm được vinh danh là "những chiến binh động vật hoang dã" khi không ngại khó nhọc, sẵn sàng đương đầu với bọn tội phạm để bảo vệ cuộc sống hoang dã và môi trường. 

Dùng ảnh chạm đến trái tim chống buôn bán động vật hoang dã - Ảnh 8.

Ảnh: Klaus Nigge/Photographers Against Wildlife Crime

Một con đại bàng được chăm sóc và cho ăn trong điều kiện nuôi nhốt tại Philippines . Sau khi khỏe mạnh, nó được thả về tự nhiên. Mất môi trường sống do tàn phá rừng làm những con đại bàng hoang dã bị đe dọa. 

Dùng ảnh chạm đến trái tim chống buôn bán động vật hoang dã - Ảnh 9.

Ảnh: Jo-Anne McArthur/Photographers Against Wildlife Crime

Con gorilla mồ côi trong vòng tay ấm áp của kiểm lâm. Sau đó, nó được thả về một khu bảo tồn mới ở Cameroon. 

Dùng ảnh chạm đến trái tim chống buôn bán động vật hoang dã - Ảnh 10.

Ảnh: Brian Skerry/Photographers Against Wildlife Crime

Một con cá mập đuôi dài (tên khoa học Alopias vulpinus) mắc lưới ngư dân trong vùng biển Cortez thuộc Mêxicô. Hàng chục triệu con cá mập bị đánh bắt mỗi năm để phục vụ cho nhu cầu chế biến món ăn súp vây cá mập.

HUỲNH PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar