24/09/2024 09:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sở Văn hóa Đồng Nai: Nhà nước nên mua lại biệt thự cổ Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh

HÀ MI
và 1 tác giả khác

Sở mong muốn Sở Xây dựng và Ban quản lý dự án Biên Hòa điều chỉnh lại dự án làm đường ven sông Đồng Nai để giữ lại căn biệt thự của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh nhằm bảo tồn kiến trúc cổ.

Sở Văn hóa Đồng Nai: Nhà nước nên mua lại biệt thự cổ Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh - Ảnh 1.

Biệt thự cổ của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh được định giá bồi thường 5,4 tỉ đồng để làm dự án đường ven sông Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

Đây là trao đổi của ông Nguyễn Hồng Ân - phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai - với Tuổi Trẻ sau cuộc họp ngày 23-9.

Ông Ân cho rằng: "Quan điểm của sở là mua luôn ngôi biệt thự trăm tuổi để có sự quản lý của Nhà nước và làm công tác bảo tồn. Bởi ở Biên Hòa có ngôi nhà cổ của Trần Ngọc Du, phường Tân Vạn, khi chủ sở hữu thuộc người dân thì xảy ra tranh chấp, khó phát triển du lịch".

Mong muốn điều chỉnh dự án làm đường, giữ lại biệt thự cổ 100 năm tuổi ở Đồng Nai

Cũng theo ông Ân, UBND tỉnh Đồng Nai rất quan tâm vụ biệt thự trăm tuổi nằm ở dự án ven sông Đồng Nai có nguy cơ giải tỏa. Vì vậy tỉnh đã chỉ đạo các ngành khảo sát, đánh giá và có ý kiến để tỉnh sớm kết luận.

Theo bảng chiết tính giá bồi thường để thực hiện dự án đường ven sông Đồng Nai, cơ quan chức năng định giá bồi thường ngôi biệt thự cổ này số tiền gần 5,4 tỉ đồng.

Qua khảo sát, cơ quan chức năng ghi nhận khu vực quy hoạch để thực hiện dự án sẽ "lấn" vào nhà lầu ông Phủ khoảng 9m, tương đương khoảng một nửa biệt thự này nằm trong phạm vi quy hoạch thực hiện dự án.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai muốn bảo tồn biệt thự cổ Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh - Ảnh 2.

Căn biệt thự cổ có nguy cơ bị phá bỏ để làm dự án đường ven sông Đồng Nai khiến dư luận lên tiếng, mong muốn bảo tồn - Ảnh: A LỘC

Nên giữ lại biệt thự cổ nhưng khai thác ra sao?

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai muốn bảo tồn biệt thự cổ Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh - Ảnh 3.

Bà Đặng Thị Linh Phương hiện đang quản lý, sử dụng căn biệt thự trăm tuổi - nhà lầu ông Phủ - Ảnh: AN BÌNH

Tuổi Trẻ gặp người cháu của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh, bà Đặng Thị Linh Phương cho biết cha bà là ông Võ Minh Cảnh có nhiều năm gắn bó, trông coi căn biệt thự cổ này do ông nội bà là Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh để lại.

Bà Phương tâm sự: "Do muốn lưu giữ tài sản của dòng tộc để lại, lúc cha tôi lâm bệnh đã nói:

Con ơi sau này có giải tỏa đi nữa thì xin chính quyền giữ lại giùm vì biệt thự dạng này còn rất hiếm".

Theo bà Phương, qua thời gian, biệt thự có xuống cấp nhưng vẫn còn thờ người thân.

"Tôi cũng mong muốn chính quyền nếu giải tỏa cũng xem xét đến di nguyện của cha tôi", bà Phương nói.

Về việc dư luận lên tiếng nên giữ lại biệt thự của Đốc phủ Võ Hà Thanh khi làm đường ven sông, ông Trần Đăng Ninh - chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Đồng Nai - cho rằng quan điểm cá nhân ông nên giữ lại.

"Có công nhận di tích hay không là do các cơ quan chức năng, tôi không có ý kiến. Song công trình kiến trúc cổ như vậy nên có giải pháp bảo tồn gắn với khai thác. Tuy nhiên ai bảo tồn, ai khai thác?", ông Ninh nêu vấn đề.

Theo ông Ninh, tại vị trí có biệt thự trên, nếu sử dụng đường Võ Trường Toản chạy ra kết nối đường bờ sông giải phóng tuyến giao thông thì có thể nên bổ sung hoặc điều chỉnh ở khu vực biệt thự cổ tạo công viên nhỏ gắn với căn biệt thự này.

Khi đó làm vòng xoay nhẹ để công viên trở thành bốn mặt. Nhà nước đứng ra quản lý, trùng tu sửa chữa, làm sao giữ nguyên nét kiến trúc cổ. Sau có thể đấu giá quyền sử dụng công viên...

Ông Ninh cho rằng không cần phải nắn con đường ven sông đang làm mà tính toán, tạo thành công viên để có các công trình phụ trợ, trưng bày một số nghề truyền thống ở xứ Trấn Biên như gốm, đá...

Ông Ninh nhắc lại ở Biên Hòa từng tính di dời đình Tân Mai nhưng khi có nhiều ý kiến, chính quyền đã tiếp thu giữ lại đình cổ hơn 100 năm tuổi.

Biệt thự cổ kiến trúc Pháp, 100 năm tuổi

Căn biệt thự của Đốc phủ Võ Hà Thanh được xây dựng năm 1922, hoàn thành năm 1924, có cấu trúc tương tự tòa bố Biên Hòa và là tư gia lớn nhất tỉnh Biên Hòa thời bấy giờ, với vật liệu xây dựng toàn bộ đặt mua từ Pháp được chở về bằng tàu biển.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai muốn bảo tồn biệt thự cổ Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh - Ảnh 4.

Các chuyên gia cho rằng việc giữ lại biệt thự cổ của Đốc phủ Võ Hà Thanh sẽ tạo điểm nhấn trên tuyến đường ven sông Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

Với tuổi đời trăm năm, biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh có ý nghĩa rất lớn về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Đây cũng là bối cảnh quay bộ phim nổi tiếng Người đẹp Tây Đô vào năm 1996.

Biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh ven sông Đồng Nai: Phá hủy công trình cổ là có lỗi với thế hệ sau

Liên quan căn biệt thự cổ của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh (nhà lầu ông Phủ) nằm ven sông Đồng Nai có nguy cơ bị xóa sổ để làm đường, TS Nguyễn Thị Hậu - tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM - chia sẻ với Tuổi Trẻ quan điểm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar