24/09/2024 09:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh ven sông Đồng Nai: Phá hủy công trình cổ là có lỗi với thế hệ sau

Liên quan căn biệt thự cổ của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh (nhà lầu ông Phủ) nằm ven sông Đồng Nai có nguy cơ bị xóa sổ để làm đường, TS Nguyễn Thị Hậu - tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM - chia sẻ với Tuổi Trẻ quan điểm.

Biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh ven sông Đồng Nai: Phá hủy công trình cổ là có lỗi với thế hệ sau - Ảnh 1.

Biệt thự cổ của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh đã 100 năm nhưng vẫn rất nguy nga, tráng lệ - Ảnh: A LỘC

Bà Hậu cho biết nhà cổ và biệt thự là công trình cư trú, một trong số chín loại hình di sản đô thị. Trong đó biệt thự là một trong những kiến trúc đặc trưng của đô thị.

Ngôi biệt thự cổ không có lỗi

Bà Hậu phân tích các đô thị ở Nam Bộ có khá nhiều biệt thự giống như biệt thự của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh với tuổi đời trên dưới trăm năm.

Xét góc độ khảo cổ học, biệt thự này kiến trúc Đông Tây kết hợp. Bên ngoài (lầu, có mái, có vườn trước, vườn sau...) mang dáng dấp của biệt thự phương Tây.

Bên trong là nội thất bố trí phục vụ lối sống phương Đông, cụ thể là người Việt hoặc người Hoa, có tiềm lực về kinh tế.

Nhà lầu ông Phủ cập nhật xu hướng kiến trúc mới, thuận tiện, bền vững, thỏa mãn được nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Căn biệt thự này còn nằm trong không gian cảnh quan đô thị Biên Hòa xưa, tạo điểm nhấn cho một vùng, phản ánh nét văn hóa cởi mở, phù hợp lối sống mới.

Công trình có giá trị lịch sử vì tuổi đời vừa tròn 100 năm, nếu gắn với một số sự kiện hay nhân vật lịch sử thì giá trị lịch sử còn cao hơn.

Chưa kể công trình còn có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật tương đối tiêu biểu cho loại hình biệt thự cổ ở Nam Bộ.

Theo bà Hậu, quan điểm di sản phải có tuổi đời ngàn năm hay vài trăm năm là chưa hợp lý. Bởi lẽ mỗi vùng đất có hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên không thể so sánh niên đại của di tích.

Bà Hậu nêu quan điểm nhà lầu ông Phủ hoàn toàn không có lỗi khi nằm trong phạm vi quy hoạch đường ven sông.

Bởi vì nó hiện diện ở đó trước quy hoạch nên khi mở đường cơ quan chức năng cần "điều tra" về di sản.

Có thể căn biệt thự này chưa được đưa vào kiểm kê di tích, di sản nhưng khi công luận phát hiện thì chính quyền cần xem xét, cân nhắc lại khi quy hoạch để không gây tổn hại, thậm chí xóa bỏ di tích lịch sử.

"Thường ở nhiều quốc gia chính quyền địa phương phải chỉnh sửa quy hoạch để có thể bảo tồn di tích. Việc điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp này, theo tôi không quá khó khăn, vấn đề là họ có muốn bảo tồn hay không", bà Hậu nói.

Biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh ven sông Đồng Nai: Phá hủy công trình cổ là có lỗi với thế hệ sau - Ảnh 5.

Biệt thự cổ của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh được định giá bồi thường 5,4 tỉ đồng để làm dự án đường ven sông Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

Nguồn vốn từ di sản sẽ rất bền vững

TS Nguyễn Thị Hậu kể bà từng đến biệt thự cổ của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh cách đây vài năm để khảo sát.

Nếu công trình này bị phá bỏ thì không chỉ là sự tiếc nuối mà còn có lỗi với thế hệ mai sau, bởi không bảo tồn được những di sản do thế hệ trước để lại, góp phần làm giàu cho di sản văn hóa hiện nay.

Bà cho rằng không phải di sản nào cũng đáp ứng toàn bộ những tiêu chí công nhận là di tích. Trên thế giới, nhiều di sản chỉ cần đáp ứng được hai hoặc ba tiêu chí cũng được công nhận.

Những biệt thự như nhà lầu ông Phủ có thể trở thành điểm nhấn văn hóa của tỉnh, của khu vực hoặc thậm chí đưa vào phát triển trong kinh tế di sản hay kinh tế du lịch.

Công trình văn hóa này không thể thay thế được đối với giá trị lưu giữ ký ức bởi nếu không còn thì chắc chắn cộng đồng sẽ mất ký ức, thông tin lịch sử bị đứt gãy.

"Nếu muốn tái sử dụng ngôi nhà này để làm kinh tế di sản, du lịch thì chắc chắn phải đầu tư thêm.

Nhưng nguồn vốn từ di sản sẽ được phát huy rất bền vững", bà Hậu nói và chia sẻ thêm:

"Nếu di tích này chủ nhân vẫn sử dụng đúng chức năng thì di tích sẽ sống cùng với con người khi được con người sử dụng, tương tác thường xuyên.

Nhà nước quản lý chắc chắn là không thể đưa ai vào sinh sống, di tích thành bảo tàng. Như thế giá trị sống của di tích giảm đi rất nhiều.

Nhà nước cũng không thể "ôm" mọi thứ để bảo tồn. Điều khả thi nhất là áp dụng chính sách xã hội hóa. Làm sao cho tư nhân nhìn nhận được giá trị, tạo điều kiện thuận lợi cho họ sinh sống, bảo tồn và kiếm lợi được từ di tích.

Ở các nước tôi khảo sát, những di tích được tư nhân quản lý được ưu đãi về thuế. Bởi vì bảo tồn di tích là đóng góp rất lớn cho xã hội".

"Thần đèn" có thể dời lùi biệt thự, chi phí dưới 1 tỉ đồng

Ông Nguyễn Cẩm Luân - giám đốc Công ty TNHH xây dựng và di dời nhà Thần đèn Cẩm Lũy - thông tin với Tuổi Trẻ về việc khả năng di dời ngôi biệt thự cổ của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh:

"Không biết chủ đất còn đất trống để chúng tôi di dời lùi về sau hay không. Việc di dời ngôi biệt thự cổ của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh là trong tầm tay của công ty chúng tôi.

Công ty Cẩm Lũy từng di dời những ngôi nhà có quy mô lớn hơn. Về chi phí di dời trên dưới khoảng 1 tỉ đồng. Con số chính xác phải đi thực tế khảo sát".

Biệt thự lầu ông Phủ kiến trúc tinh xảo đẹp sững sờ, Đồng Nai định giá 5,4 tỉ để phá dỡ, nên không?

Tuổi Trẻ Online ghi nhận hiện trạng ngôi biệt thự cổ trăm tuổi ở Đồng Nai đang gây tranh cãi nên giữ lại hay phá dỡ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar