30/03/2024 14:59 GMT+7

Sinh viên đi làm sớm dễ dính 'bẫy thu nhập trung bình'?

Nhiều ý kiến cho rằng sinh viên phải "học ra học, làm ra làm", việc đi làm thêm chỉ nên dừng ở mức làm quen môi trường, với một số đầu việc sau khi ra trường mình có thể gặp, để thay đổi định hướng học tập.

Sinh viên tham dự Ngày hội việc làm - kết nối thành công (UET Job Fair 2024) để tìm kiếm những công việc trong tương lai - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Sinh viên tham dự Ngày hội việc làm - kết nối thành công (UET Job Fair 2024) để tìm kiếm những công việc trong tương lai - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Ngày 30-3, Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chương trình Ngày hội việc làm - kết nối thành công (UET Job Fair 2024).

Chương trình có sự tham dự của gần 60 doanh nghiệp với khoảng 80 gian hàng tuyển dụng đa dạng ngành nghề, lĩnh vực công nghệ. Tại đây, sinh viên được trực tiếp thể hiện năng lực, kinh nghiệm bản thân, trải nghiệm quá trình phỏng vấn, tuyển dụng tại các công ty, doanh nghiệp khác nhau.

Bỏ ngang đại học nhận lương lẹt đẹt

Phát biểu tại chương trình, GS.TS Chử Đức Trình - hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết hiện nay thị trường lao động Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới, yêu cầu chất lượng lao động rất cao.

Theo ông Trình, với đặc trưng của nhóm ngành công nghệ, nếu sinh viên đi làm ngay từ khi đang còn ngồi trên giảng đường mà lơ là việc học sẽ bỏ qua những kiến thức, kỹ năng cơ bản được học trong trường.

Ngoài ra, nhóm sinh viên này cũng sẽ rất khó thực hiện những công việc mang tính đổi mới sáng tạo, bởi đây là công việc chỉ có thể thực hiện được khi các bạn có kiến thức, kỹ năng vững chắc được học từ trong trường.

GS.TS Chử Đức Trình - hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ - phát biểu tại chương trình - Ảnh: NGUYÊN BẢO

GS.TS Chử Đức Trình - hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ - phát biểu tại chương trình - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Ông Trình nêu quan điểm việc quan trọng nhất của sinh viên là học, sau khi học xong có nền kiến thức cơ bản thì mới có thể làm việc và phát triển tốt tại các doanh nghiệp. Nếu không đủ kiến thức cơ bản mà đã bỏ để ra ngoài, các em dễ bị rơi vào "bẫy thu nhập trung bình", sẽ khó vượt lên.

Cụ thể, nhiều sinh viên đi làm từ khi còn đang đi học với thu nhập 5 - 10 triệu đồng/tháng nhưng không thể tốt nghiệp đại học, việc này tồn tại ở nhiều trường đại học trên cả nước.

"Bẫy thu nhập trung bình nghĩa là lúc đầu các em đi làm từ sớm và có tiền, nhưng sau một thời gian công việc này sẽ không vững chắc, không thể đạt mức lương cao hơn, không thể vươn lên làm lãnh đạo nhóm, mà chỉ có thể là nhân công bình thường cho đến khi nghỉ hưu. Trong khi đó, nếu các em đi học rất giỏi, kỹ năng rất giỏi, sau này người đó từng bước thăng tiến.

Nếu có khó khăn sinh viên cần chia sẻ với nhà trường và cộng đồng để vượt qua, không lấy khó khăn trước mắt để đầu tư cho việc đi làm, đây là việc mang tính ngắn hạn", ông Trình lý giải.

Không tuyển nhân sự chưa tốt nghiệp đại học

Có mặt tại chương trình, bà Đậu Thanh Hòa - trưởng phòng nhân sự LG R&D Việt Nam - cho biết Công ty LG cũng không tuyển dụng sinh viên đang còn đi học, không có chương trình thực tập. Công ty có chương trình duy nhất là học bổng LG, trao cho sinh viên năm cuối sẵn sàng đi làm sau khi nhận học bổng.

"Thông thường khi tuyển dụng công ty yêu cầu người ứng tuyển có 1 năm kinh nghiệm và phải thực sự giỏi. Do vậy các bạn sinh viên phải tính về lâu dài, nên thực sự tập trung vào một việc ở một thời điểm, trau dồi kỹ năng cho công việc sau này. Nếu muốn làm thêm để trang trải chi phí thì chỉ nên đi làm một chút thời gian cuối tuần", bà Hòa nói.

Theo ông Phạm Tuấn Anh - đại diện Nền tảng công nghệ tuyển dụng Joboko, "việc tuyển dụng một sinh viên chưa hoàn thiện đầy đủ các kỹ năng, kiến thức chuyên môn đôi khi sẽ tạo ra những hệ lụy tương lai cho chính các bạn sinh viên, doanh nghiệp cũng sẽ không có nguồn nhân lực "đi xa", chỉ đáp ứng công việc ngắn hạn".

10% sinh viên không nhận được bằng tốt nghiệp mỗi khóa

Theo ông Trình, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp trung bình của Trường đại học Công nghệ mỗi khóa là khoảng 90% (khoảng 60% tốt nghiệp đúng hạn), còn lại khoảng 10% sinh viên không nhận được bằng, trong đó có một lượng rất nhỏ các em rất giỏi, tham gia khởi nghiệp nhưng trong đó không ít các em dính vào "bẫy thu nhập trung bình".

"Bên cạnh công tác hướng dẫn thực tập, các doanh nghiệp không nên tuyển hoặc giao việc chính cho sinh viên chưa tốt nghiệp. Sinh viên khi chưa tốt nghiệp thì học phải ra học, sau khi tốt nghiệp phải làm ra làm.

Thời gian tới cộng đồng các doanh nghiệp, nhà quản trị và các trường đại học phải cùng có những biện pháp để hạn chế tình trạng trên", ông Trình nhấn mạnh.

Cách nào quản lý giờ làm thêm của sinh viên?

Sinh viên lo lắng giới hạn giờ làm thêm họ sẽ bị mất thu nhập, trong khi nhà trường nói không thể quản lý sinh viên làm thêm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh

Ngoài các lớp tiếng Anh, năng khiếu, chương trình hè, các chuyến du lịch... phụ huynh hoàn toàn có thể cho con một mùa hè khỏe hơn với nhiều hoạt động thể dục thể thao.

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu vì để xảy ra vụ việc được báo chí đưa: tính tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Ngày 20-5, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương về kế hoạch đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo mới.

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy

16 giáo sư quốc tế đã nhận được thư bổ nhiệm của giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đều cho biết sẽ sớm bắt tay vào công việc thỉnh giảng và nghiên cứu tại đại học này.

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar