19/09/2014 06:30 GMT+7

Sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM lo bị bỏ rơi

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TT - Mấy ngày gần đây, nhiều sinh viên đang theo học tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cơ sở Quảng Ngãi lo lắng vì sợ nhà trường... bỏ rơi.

Nhiều sinh viên đang tìm cách xin chuyển vào TP.HCM học. Nghe nói sinh viên cơ sở Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Ngãi... phải chuyển hết vô TP.HCM học là những phản ảnh của sinh viên trường này gửi về Tuổi Trẻ.

Sinh viên tại cơ sở Quảng Ngãi còn phản ảnh năm học trước nhà trường bố trí cho sinh viên chính quy học buổi tối, năm nay lại phải học chung với sinh viên tại chức, liên thông và các sinh viên bậc CĐ học trả nợ.

“Những năm học trước nhà trường bố trí lịch học ba học kỳ/năm, nhưng năm nay còn hai học kỳ/năm, lịch dày đặc khiến sinh viên học vất vả. Nay có lớp còn chưa đến 20 sinh viên. Sinh viên thi rớt môn phải đăng ký học trả nợ hoặc muốn học cải thiện điểm cũng không có lớp học lại. Cả lớp làm đơn xin chuyển vào TP.HCM nhưng nhà trường không giải quyết” - nhiều sinh viên lo lắng.

Theo TS Nguyễn Thiên Tuế - phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, sở dĩ có thông tin trên là do Bộ GD-ĐT quyết định về việc tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo của trường ở các tỉnh Đồng Nai, Thái Bình, Thanh Hóa và Quảng Ngãi.

Theo đó, từ năm 2013 Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM không được tuyển sinh hoặc thông báo tuyển sinh hệ chính quy tại các cơ sở ngoài cơ sở chính của trường.

Nhà trường đang xin nâng cấp cơ sở Quảng Ngãi thành phân hiệu, hiện đang chờ thẩm định của bộ chủ quản và các bộ liên quan. Cơ sở Thanh Hóa nhà trường cũng đang xây dựng đề án.

Cơ sở Thái Bình tuần sau sẽ giao lại cho tỉnh. Cơ sở Nghệ An đã chuyển đổi thành trường tư thục với tên Trường ĐH Công nghiệp Vinh và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ thoái vốn khỏi Trường ĐH Công nghiệp Vinh.

Riêng cơ sở Biên Hòa (Đồng Nai) nhà trường chuyển toàn bộ gần 2.000 sinh viên về cơ sở TP.HCM.

Ông Tuế khẳng định sinh viên các khóa trước đang học tập tại các cơ sở vẫn được đảm bảo quyền lợi.

Về vấn đề bố trí lớp học chưa phù hợp tại cơ sở Quảng Ngãi, ông Tuế giải thích do một số lớp còn ít sinh viên, trong khi cơ sở này vẫn còn đào tạo hệ CĐ nghề và một số sinh viên muốn học cải thiện điểm nên nhà trường bố trí học chung với các lớp chính quy.

“Tuy ít sinh viên nhưng nhà trường vẫn duy trì vì mấy năm nay, duy trì bộ máy hoạt động, vẫn trả lương cho giảng viên.

Đối với sinh viên thi rớt học lại hoặc muốn học cải thiện điểm phải đủ 15 sinh viên mới mở được lớp. Nếu không đủ số sinh viên để mở lớp, có thể nhà trường sẽ cho sinh viên vào TP.HCM học vài tuần, trả nợ xong rồi trở ra Quảng Ngãi học tiếp. Nhà trường sẽ bố trí ký túc xá, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên” - ông Tuế nói.

Cũng theo ông Tuế: “Sinh viên học ở cơ sở nào của trường cũng được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp có giá trị như nhau. Trường không bỏ rơi sinh viên của mình nên các em yên tâm học tập bình thường”.

TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Ngày 13-7, Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường.

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

Học sinh Việt đạt điểm tuyệt đối SAT 1600/1600

Chứng chỉ quốc tế SAT ngày càng được nhiều phụ huynh và học sinh Việt Nam cân nhắc để săn học bổng hoặc xét tuyển đại học trong nước.

Học sinh Việt đạt điểm tuyệt đối SAT 1600/1600

Tập huấn AI cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Đại học RMIT Việt Nam khởi động chương trình đào tạo trực tuyến về trí tuệ nhân tạo (AI) cho các nhà giáo Việt Nam.

Tập huấn AI cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar