24/10/2019 10:00 GMT+7

Sinh viên đại học Duy Tân làm từ thiện và hỗ trợ người gặp nạn

T.TH.
T.TH.

Không quản đêm hôm mưa bão, khi thành phố đã lên đèn, những chàng trai đầy sức trẻ lại tập hợp. Họ làm công việc thật giản dị nhưng cũng thật cao cả và thấm đậm chất nhân văn.

Sinh viên đại học Duy Tân làm từ thiện và hỗ trợ người gặp nạn - Ảnh 1.

Văn Khoa (thứ 3 từ trái sang) trong nhóm SOS Đà Nẵng

Họ rong ruổi khắp thành phố Đà Nẵng để cứu người, để hỗ trợ những ai bị nạn. Trong số rất đông những thành viên của nhóm SOS Đà Nẵng đang ngày càng được nhiều người dân biết đến và yêu mến, có chàng trai Nguyễn Văn Khoa - sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân. Ban ngày chăm chỉ lên giảng đường, tối tối lại "xách" xe đi quanh thành phố, sẵn sàng hỗ trợ người bị nạn.

Giúp người bằng cả tấm lòng

Nhóm SOS Đà Nẵng thành lập chưa được bao lâu nhưng giờ đã có đến 6 thành viên chính cùng một mạng lưới cộng tác viên dày đặc, đêm đêm chia nhau "canh gác" các con đường của thành phố để giúp đỡ người gặp nạn. 

Ban đầu cả nhóm chỉ có một vài dụng cụ đơn giản tự sắm để sửa xe nhưng sau này, có rất nhiều người đã gửi đến cho nhóm những bộ đồ nghề chất lượng. Và cũng chỉ có 2 thành viên đứng ra lập nhóm nhưng giờ số lượng thành viên đang tăng lên đáng kể. Có lẽ ai cũng nhận ra những hành động của nhóm thật đáng quý, cần nhân lên và lan rộng hơn nữa.

"Ánh đèn pha cứ loáng loáng, nhiều đêm mưa nặng hạt nhưng chẳng anh em nào nản chí. Em cũng vậy. Nhận được điện thoại thì chỉ còn biết lo lắng cho người bị nạn. Làm công việc này, em chợt thấy đời sống sinh viên của mình thêm ý nghĩa nhiều lắm", Khoa chia sẻ.

Nhiều người biết Khoa là sinh viên ĐH Duy Tân nhưng ít ai biết trước đó Khoa từng học ngành điện tử - viễn thông của một trường đại học khác trên địa bàn Đà Nẵng: "Ngày đó chọn nhầm nghề nên em chán. Em học ở đó 2 năm nhưng chỉ có 1 học kỳ lên lớp, còn lại em chỉ đi thi cho qua năm.

Tuy nhiên, vì không phải ngành mình thích nên em quyết định dừng lại. Em theo bạn bè đi khắp nơi, thử làm đủ nghề theo kiểu ‘trải nghiệm cuộc đời’, và cũng gặp đủ các thành phần. Em suýt sa ngã đó [cười]".

Tuổi trẻ bồng bột. Đứng trước sự cám dỗ của xã hội với không ít đối tượng xung quanh nghiện ngập, đánh đấm, cướp bóc thì nếu không là người có ý chí mạnh mẽ sẽ khó lòng vượt qua được. Hiểu rõ điều đó, Khoa bắt đầu tìm một con đường mới cho cuộc đời mình... và tìm đến với ĐH Duy Tân.

"Em thấy mình thích kinh doanh. Thấy ĐH Duy Tân có chương trình đào tạo chất lượng tại khoa quản trị kinh doanh hợp với mình, vậy là em chọn thôi. Vào đây học, em rất ưng. Và cũng từ đây, em được gặp gỡ thêm nhiều bạn bè, mở rộng các mối quan hệ rồi mới biết đến nhóm SOS Đà Nẵng", Văn Khoa cho biết.

Những cung đường xa không làm nản lòng tuổi trẻ

Sinh viên đại học Duy Tân làm từ thiện và hỗ trợ người gặp nạn - Ảnh 2.

Văn Khoa cùng nhóm SOS Đà Nẵng xuất phát đi trao quà từ thiện và hỗ trợ người gặp nạn

"Em đã từng gặp tai nạn về xe cộ nên nghĩ giữa đêm hôm mà ai đó bị nạn, không người giúp đỡ thì khổ biết chừng nào. Cứu nạn rất nhiều lần rồi mà em thấy trường hợp nào cũng thật đáng thương. 

Em nhớ nhất là vụ tai nạn trên đỉnh Bàn Cờ. Cái xe của người bị nạn vỡ nát, cổ xe máy gần như đứt lìa xa, mấy anh em trong nhóm phải khó khăn lắm mới đưa được xuống núi. Người bị nạn thì được đưa vội vào bệnh viện cấp cứu. May lắm họ được cứa chữa kịp thời. 

Còn có vụ tai nạn trên đèo Hải Vân, đẩy xe của họ về đến thành phố mà chân tay, bả vai rã rời. Nhưng khi nhận được những lời cảm ơn tới tấp, nhìn ánh mắt ngạc nhiên vui mừng của họ, em vui lắm, sướng vô cùng. Giờ em mới hiểu, niềm vui đôi khi thật giản dị nhưng bao hàm thật nhiều ý nghĩa", Khoa tâm sự.

Ban đầu, mỗi đêm nhóm SOS Đà Nẵng chỉ tiếp nhận và xử lý khoảng 6, 7 trường hợp nhưng giờ đây có đêm cả nhóm chia nhau làm đến 15 trường hợp. Nhiều nhất là các trường hợp xe bị đinh xịt lốp không đi được, xe hết xăng, đứt dây côn… Lúc đó các anh em lại cùng nhau xử lý vá xe, đẩy xe về thành phố. Những ngày cao điểm, các nhóm có khi thức đến 4, 5 giờ sáng để xử lý các trường hợp như vậy. 

Nhóm làm tự nguyện và mọi người trong nhóm luôn hỗ trợ nhau rất nhiều. Riêng Khoa là sinh viên nên các anh em ưu tiên lắm. Khi mệt, khi bận ôn thi các anh đều nhắc về sớm để nghỉ ngơi và thi cử cho tốt, nên Khoa luôn cảm thấy thực sự thoải mái.

Sinh viên đại học Duy Tân làm từ thiện và hỗ trợ người gặp nạn - Ảnh 3.

Văn Khoa (thứ 2 từ trái sang) cùng nhóm SOS Đà Nẵng xuất phát đi trao quà từ thiện và hỗ trợ người gặp nạn

Nhóm SOS Đà Nẵng, các thành viên còn rất trẻ, chỉ trong độ tuổi từ 18 đến 30. Mỗi người một nghề từ đầu bếp, pha chế, IT, tài xế, làm bất động sản, hay đang là sinh viên. Nhưng khi hội tụ về đây anh em sống thương yêu đùm bọc như người một nhà. 

Giờ đây những cái tên Danh, Sơn, Tiến, Khánh, Vũ, Khoa, Triều… đã trở nên thân quen với nhau và rất thân thuộc với người dân Đà Nẵng, khiến những người đi làm về muộn luôn thấy tin cậy và yên tâm, có thể gọi giúp đỡ trên mọi cung đường.

Chính người bị nạn cũng xin gia nhập làm thành viên cứu nạn

"Thú vị lắm khi hiện tại có thành viên trong nhóm lại chính là người từng gặp nạn được nhóm giúp đỡ. Song Chiến trong một lần xe bị đứt dây côn giữa đêm tại đường Ngũ Hành Sơn mà xung quanh quán hàng đã im lìm đi ngủ, được nhóm hỗ trợ, đã tình nguyện gia nhập nhóm như để ‘trả nghĩa’ và góp sức giúp đỡ mọi người. Hiện tại nhóm đã có trụ sở đặt tại kiệt 816 đường Nguyễn Lương Bằng, nên chúng em mong muốn sẽ thật nhiều người sẽ gia nhập để cơ hội giúp người được nhiều hơn", Khoa cho biết.

Hiểu rõ ý nghĩa của việc giúp người, mỗi thành viên trong nhóm cũng chính là những cây cầu kết nối bạn bè, kêu gọi mọi người cùng tham gia. Khoa cũng là một trong số đó khi giờ đây, Khoa đã có thêm rất nhiều bè bạn là sinh viên trên địa bàn TP Đà Nẵng cùng tham gia vào hoạt động này. 

Một lời nhắn nhủ với các bạn trẻ, Khoa chỉ tâm huyết: "Đừng vì một chút bồng bột của tuổi trẻ mà mất đi niềm tin trong cuộc sống hay đánh mất chính mình. Cuộc sống này còn nhiều điều tuyệt vời lắm, phép màu vẫn luôn xuất hiện khi chúng ta có một tấm lòng thương yêu, một trái tim đồng cảm, bao dung để chia sẻ khó khăn với mọi người".

Không chỉ tham gia cứu người, nhóm SOS Đà Nẵng còn tổ chức rất nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 

Ban đầu, cả nhóm cùng chung tiền giúp đỡ, cùng đi kêu gọi mọi người đóng góp quần áo cũ, đồ dùng, gạo, bánh, sữa để hỗ trợ trẻ em nghèo và người dân vùng cao. Tới nay, trước tấm lòng của những chàng trai trẻ trong nhóm SOS Đà Nẵng, các "mạnh thường quân" đã góp sức rất nhiều. Nhóm đã xây dựng quỹ từ thiện để bản thân và mọi người cùng chung tay vì cộng đồng xã hội.

Thông tin liên hệ: Nhóm SOS Đà Nẵng

Trụ sở: K816 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

Người đại diện: Đặng Ngọc Tiến

SĐT liên hệ: 0708096446 - 0935434161 - 0799593247

T.TH.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar