27/04/2022 11:19 GMT+7

Sẽ kiến nghị rút hồ sơ công nhận di sản phi vật thể lễ hội bà Phi Yến

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Tọa đàm khoa học "An Sơn miếu và bà Phi Yến ở Côn Đảo - vấn đề từ truyền thuyết đến hồ sơ di sản" có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học lịch sử ở TP.HCM, Hà Nội và Thừa Thiên Huế.

Sẽ kiến nghị rút hồ sơ công nhận di sản phi vật thể lễ hội bà Phi Yến - Ảnh 1.

Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc sẽ gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc thu hồi quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội bà Phi Yến ở Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: NHẬT LINH

Liên quan đến câu chuyện "Băn khoăn quanh di sản Lễ giỗ Bà Thứ phi Hoàng Phi Yến" (Tuổi Trẻ ngày 19-4), ngày 26-4, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc - con cháu vua Gia Long - đã tổ chức tọa đàm khoa học "An Sơn miếu và bà Phi Yến ở Côn Đảo - vấn đề từ truyền thuyết đến hồ sơ di sản". 

PGS.TS Đỗ Bang - phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - nói mục đích cuộc tọa đàm là xác minh các sự kiện, nhân vật, di tích, nguồn gốc lễ hội để tôn vinh, phát huy đúng người, đúng việc, trả lại những giá trị chân chính của lịch sử cho các sự kiện, nhân vật mà cụ thể là vua Gia Long lâu nay bị hàm oan.

Theo ông Bang, truyền thuyết về bà Lê Thị Răm về sau là thứ phi Hoàng Phi Yến là gán ghép từ một câu chuyện dân gian phổ biến cùng thời xuất phát dưới triều Lê ở Thăng Long vào năm 1788. Khi đó vua Lê Chiêu Thống cho người qua cầu viện nhà Thanh và xin tị nạn ở Trung Quốc sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại.

Nhân vật phụ nữ trong câu "gió đưa cây Cải về trời, rau Răm ở lại chịu đời đắng cay", theo ông Bang có thể nói đến bà phi Lê Thị Kim của vua Lê Chiêu Thống chứ không phải bà Lê Thị Răm được cho là thứ phi của chúa Nguyễn Ánh.

Bà Lê Thị Kim khi đó đã không thể cùng đoàn của vua Lê sang Trung Quốc mà phải ở lại nước Việt dưới sự kiểm soát của nhà Tây Sơn. Từ "về trời" được ám chỉ là nhà Thanh (thiên triều) lúc đó. 

"Sự tích bà thứ phi Hoàng Phi Yến ghi trên tấm bia di tích tại An Sơn miếu là xuyên tạc lịch sử, nhằm bôi nhọ hình ảnh vua Gia Long cần được xóa bỏ", ông Bang nói.

TS Nguyễn Quang Trung Tiến, nguyên trưởng khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế), nói rằng về việc chúa Nguyễn Ánh chạy đến Côn Đảo đang nằm trong hải phận do Tây Sơn kiểm soát là điều không thể.

Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, việc chúa Nguyễn Ánh có hành động ném con trai của mình xuống biển trước mặt đoàn tùy tùng khi chạy trốn Tây Sơn là hoàn toàn không thể. Ông Hoa nói rằng một bậc quân vương muốn thống nhất giang sơn thì phải thu phục được lòng người.

TS Nguyễn Phước Bửu Nam - chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc - cho biết sau tọa đàm này hội đồng sẽ có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng Bộ VH-TT&DL cùng các đơn vị liên quan về việc thu hồi quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với "Lễ giỗ bà thứ phi Hoàng Phi Yến ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu".

Kiến nghị rút lễ giỗ bà Phi Yến khỏi danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

TTO - Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc - con cháu vua Gia Long - cùng nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử đã cùng ký tên vào đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ rút lễ giỗ bà Phi Yến khỏi danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

NHẬT LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar