17/03/2020 10:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sẽ không còn lặp lại ca 'siêu lây nhiễm'

THÙY DƯƠNG ghi
THÙY DƯƠNG ghi

TTO - Những người làm công tác phòng chống dịch nhìn nhận người dân Việt Nam hiện phối hợp rất tốt trong phòng chống dịch bệnh. Người dân có yếu tố dịch tễ hoặc nghi ngờ có triệu chứng của bệnh đã chủ động khai báo với các cơ quan chức năng.

Sẽ không còn lặp lại ca siêu lây nhiễm - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng phong tỏa, cách ly tại khu vực đường Ngô Sĩ Liên và Hoàng Văn Thụ, phường Đức Thắng, TP Phan Thiết sau khi ghi nhận ca COVID-19 thứ 34, bệnh nhân "siêu lây nhiễm" - Ảnh: A LỘC

Những ngày gần đây, Bộ Y tế liên tục công bố các ca nhiễm COVID-19 tại nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, TP.HCM, Bình Thuận… Những thông tin này làm nhiều người dân lo ngại, thắc mắc không biết hiện Việt Nam có kiểm soát được dịch COVID-19 hay không? Thời gian tới chúng ta sẽ đương đầu với dịch COVID-19 như thế nào? Một người nhiễm COVID-19 có thể lây sang cho 5 người hay nhiều hơn thế?...

PGS.TS.BS PHAN TRỌNG LÂN (viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM) phân tích:

Cho đến thời điểm này, tại Việt Nam đã có 61 trường hợp nhiễm COVID-19 nhưng chỉ có 7 trường hợp lây lan sang những người khác (trong đó trường hợp ở Vĩnh Phúc 1 người lây bệnh sang 5 người và trường hợp bệnh nhân thứ 34 ở Bình Thuận lây thêm 10 người khác). Có 54 trường hợp được cách ly, kiểm soát, khoanh vùng, xử lý ổ dịch một cách kịp thời không có lây lan.

Hiện nay trên thế giới, chỉ số lây nhiễm cơ bản là một người nhiễm bệnh lây ra 2-3 người khác. Riêng tại Việt Nam, chỉ số lây nhiễm hiện là 0,7. Trong khi đó theo nghiên cứu, nếu chỉ số lây lan dưới 1 nghĩa là tình hình dịch đang được kiểm soát.

Những người làm công tác phòng chống dịch nhìn nhận người dân Việt Nam hiện đang phối hợp rất tốt trong phòng chống dịch bệnh. Khi người dân có yếu tố dịch tễ hoặc nghi ngờ có triệu chứng của bệnh đã chủ động khai báo với các cơ quan chức năng. 

Ngoài ra, với công nghệ mà chúng ta đang ứng dụng, với hệ thống giám sát rộng rãi chặt chẽ của chúng ta như vừa xét nghiệm, vừa giám sát tại các cửa khẩu, tôi tin các trường hợp siêu lây nhiễm như ca số 34 tại Bình Thuận là trường hợp cá biệt hoặc không có nữa.

Dịch COVID-19 đã là cấp đại dịch trên toàn cầu với 150 nước và vùng lãnh thổ ghi nhận các ca bệnh. Trước việc giao lưu đi lại, Việt Nam tất yếu sẽ có thêm những ca mới, điều chúng ta phải làm là hạn chế tối đa những trường hợp không dự báo được. Chúng ta đã có sẵn các kịch bản mà tình hình bệnh dịch có thể xảy ra.

Tôi hi vọng với sự vào cuộc tích cực như hiện nay, với hệ thống điều trị trải dài từ trung ương đến các tuyến cơ sở, chứ không tập trung về một nơi điều trị, các kịch bản xấu sẽ không xảy ra và nếu có chúng ta sẽ kiểm soát được một cách đầy đủ hơn.

Chuyên gia nói gì về bệnh nhân ‘siêu lây nhiễm’?

TTO - Liệu một người bệnh COVID-19 có thể lây nhiễm cho hàng chục người khác không? Trên thực tế có nhiều nhân tố tác động khiến một người bệnh có thể lây lan cho nhiều người khác.

THÙY DƯƠNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Một nữ bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng thuốc giảm cân, thải độc collagen không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar