21/04/2025 16:57 GMT+7

Vatican hậu Giáo hoàng Francis

Trong khoảng thời gian từ khi Giáo hoàng qua đời cho đến khi người kế nhiệm được bầu ra, Hồng y đoàn sẽ tạm thời điều hành Giáo hội.

giáo hoàng - Ảnh 1.

Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88 - Ảnh: AFP

Ngày 21-4, Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88, khép lại 12 năm ngài giữ vai trò lãnh đạo tinh thần của Giáo hội Công giáo. Sự ra đi của ngài cũng đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong Giáo hội Công giáo.

Giáo hoàng Francis là Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông là vị Giáo hoàng người Argentina đầu tiên trong lịch sử.

Tang lễ giản dị theo ý Giáo hoàng Francis

Theo Đài BBC, tang lễ của một Giáo hoàng vốn dĩ là nghi thức trang trọng và phức tạp, nhưng gần đây Giáo hoàng Francis đã phê duyệt kế hoạch làm cho toàn bộ quy trình trở nên ít phức tạp hơn.

Các Giáo hoàng trước đây thường được an táng trong ba chiếc quan tài lồng vào nhau, làm từ gỗ bách, chì và gỗ sồi. Tuy nhiên, Giáo hoàng Francis chọn một quan tài gỗ đơn giản được lót kẽm.

Ông cũng bãi bỏ truyền thống đặt thi hài Giáo hoàng trên một bệ cao - gọi là catafalque - tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô để công chúng đến viếng.

Thay vào đó, mọi người sẽ đến tiễn biệt trong khi thi hài của Giáo hoàng vẫn được đặt trong trong quan tài, với nắp quan tài được mở.

Giáo hoàng Francis cũng sẽ là vị Giáo hoàng đầu tiên trong hơn một thế kỷ được an táng bên ngoài Vatican. Ngài sẽ yên nghỉ tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả (Basilica of Saint Mary Major), một trong bốn đại vương cung thánh đường của Giáo phận Rôma.

Bầu chọn Giáo hoàng mới ra sao?

Giáo hoàng mới sẽ do những vị chức sắc cấp cao nhất của Giáo hội Công giáo - gọi là Hồng y đoàn (College of Cardinals) - bầu chọn.

Tất cả các vị này đều là nam giới, được Giáo hoàng trực tiếp bổ nhiệm, và thông thường đều đã được phong chức giám mục.

Hiện nay, Giáo hội Công giáo có 252 hồng y, trong đó 138 vị đủ điều kiện tham gia bầu chọn Giáo hoàng mới.

Những vị còn lại đều trên 80 tuổi, nghĩa là họ không được quyền bỏ phiếu. Tuy nhiên họ vẫn có thể tham gia thảo luận về ứng viên kế nhiệm.

Vatican hậu Giáo hoàng Francis - Ảnh 3.

Một người đàn ông cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô sau khi Giáo hoàng Francis qua đời tại Vatican vào ngày 21-4 - Ảnh: AFP

Khi Giáo hoàng qua đời (hoặc từ chức, như trường hợp hiếm hoi của Giáo hoàng Benedict XVI vào năm 2013), các hồng y sẽ được triệu tập về Vatican, tiếp theo là dự mật nghị hồng y (conclave) - chính là quá trình bầu chọn tân Giáo hoàng.

Mật nghị hồng y (hay còn gọi Cơ mật viện bầu Giáo hoàng) là cuộc họp kín của hồng y đoàn để bầu ra vị giám mục của Giáo phận Rôma, người sẽ trở thành Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo thay cho vị Giáo hoàng trước đó vừa qua đời hoặc từ chức.

Trong khoảng thời gian từ khi Giáo hoàng qua đời cho đến khi người kế nhiệm được bầu ra, Hồng y đoàn sẽ tạm thời điều hành giáo hội.

Cuộc bầu chọn diễn ra trong điều kiện tuyệt đối bí mật bên trong Nhà nguyện Sistine ở Vatican.

Các hồng y sẽ bỏ phiếu cho ứng viên mà họ ủng hộ cho đến khi chọn ra được người chiến thắng - một quá trình có thể kéo dài nhiều ngày. Trong các thế kỷ trước, việc bỏ phiếu từng kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Đã từng có trường hợp các hồng y qua đời trong lúc mật nghị vẫn còn diễn ra.

Manh mối duy nhất về việc quá trình bầu chọn Giáo hoàng đang diễn ra đến từ làn khói bốc lên hai lần mỗi ngày, được tạo ra từ việc đốt lá phiếu của các hồng y. Khói đen báo hiệu chưa chọn được Giáo hoàng mới. Làn khói trắng truyền thống có nghĩa là đã chọn được tân Giáo hoàng.

Sau khi khói trắng bốc lên, tân Giáo hoàng thường xuất hiện trong vòng một giờ trên ban công nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô. Một vị hồng y cấp cao tham gia mật nghị sẽ công bố quyết định với lời tuyên bố "Habemus Papam" - trong tiếng Latin có nghĩa là "Chúng ta đã có Giáo hoàng".

Ai có thể trở thành Giáo hoàng?

Về lý thuyết, bất kỳ người đàn ông Công giáo Rôma nào đã được rửa tội đều có thể được xem xét để trở thành Giáo hoàng. Tuy nhiên trên thực tế, các hồng y thường ưu tiên chọn người trong số họ.

Khi Giáo hoàng Francis, người gốc Argentina, được chọn tại mật nghị năm 2013, ngài trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ, khu vực chiếm khoảng 28% số người Công giáo trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy các hồng y có xu hướng chọn một người châu Âu, đặc biệt là người Ý. Trong số 266 Giáo hoàng đã được chọn cho đến nay, 217 người đến từ Ý.

Theo tạp chí Newsweek, Giáo hoàng kế nhiệm sẽ phải dẫn dắt một giáo hội đã được định hình sâu sắc bởi các quyết định bổ nhiệm và cải cách của Giáo hoàng Francis.

Ngài đã mang tới những thay đổi lớn về cấu trúc, bao gồm việc phân cấp quyền lực của Vatican và bổ nhiệm nhiều hồng y không thuộc châu Âu hơn bất kỳ vị Giáo hoàng tiền nhiệm nào.

Giáo hoàng Francis qua đời

Vatican loan báo trong video Giáo hoàng Francis đã qua đời, hưởng thọ 88 tuổi, sau khi chịu đựng nhiều căn bệnh trong suốt 12 năm trị vì.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái Đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

Tây Ban Nha yêu cầu hơn 160.000 người ở yên trong nhà sau khi một vụ cháy tại nhà kho công nghiệp thải ra một đám mây khí clo độc lan rộng.

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Sức ép ngừng bắn với Nga

Tân Thủ tướng Đức Merz tin rằng thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày ở Ukraine là khả thi nhưng "quả bóng giờ hoàn toàn nằm trong sân của Matxcơva".

Sức ép ngừng bắn với Nga

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới

Cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ hai nước trong kỷ nguyên mới.

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar