04/12/2013 16:27 GMT+7

Sâu chít - đặc sản Tây Bắc

THỦY OCG
THỦY OCG

TTO - Được xem là “đông trùng hạ thảo” của Tây Bắc và được nhiều dân đi phượt một thời mê mẩn giới thiệu cho nhau, đúng là đã thử một lần thì không thể nào quên được các món ngon đặc sản làm từ sâu chít đó...

Phóng to
Sâu chít ngâm rượu bán ở Mộc Châu (Sơn La) - Ảnh: Thủy OCG

Cách đây vài năm, khi phong trào đi “phượt” chưa bùng cháy như bây giờ, các nhóm đi bụi biết nhau hết cả, không quen mặt nhưng nhớ "nick", nhớ bài, nhớ từng chuyến đi được chia sẻ qua các diễn đàn du lịch nổi tiếng.

Thời đó, anh em hay ngồi tụ tập ở quán Bảo Lâm, trước ở cổng Voi Phục công viên Thủ Lệ, sau chuyển ra đường Kim Mã. Chủ quán tên Nam, yêu Tây Bắc nên các món ăn của quán toàn mang hương vị và đặc sản Tây Bắc. Một trong những đặc sản của quán mà nhiều dân đi thời đó rất mê, chính là sâu chit.

Được giới thiệu như một món “đông trùng hạ thảo” của Tây Bắc Việt Nam mà chủ quán phải cất công nhờ người mua về từ tận Sơn La, Điện Biên. Sâu chít là một loại sâu sống trong cây chít vốn dùng để làm chổi. Hàng năm, đến mùa chít nở hoa, bướm trắng sẽ đẻ trứng vào đọt cây, trứng này nở thành sâu, ăn hết nõn hoa và lớn thành một con sâu chit béo tròn, trắng mọng, dài độ 2 đốt ngón tay.

Đồng bào dân tộc thiểu số người Mông, Dao đỏ, Thái… mỗi khi vào rừng bẻ cây chít về làm chăn, đệm hay làm chổi đều tranh thủ bẻ đọt chít của những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa mang về, tách ngọn lấy sâu chít ra làm thực phẩm, chế biến đủ thứ món ăn.

Sâu chít còn thường được dùng để ngâm rượu. Rửa sạch bằng nước lạnh và nước muối, cho vào bình ngâm với rượu trắng, uống được ngay sau vài giờ. Rượu ngâm càng lâu càng thơm, càng bổ dưỡng và uống càng ngon. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sâu chít là một loại côn trùng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.

Ngoài việc ngâm rượu, sâu chít cũng có thể sao khô làm thuốc hay nấu cháo. Người Mông còn dùng sâu chít để luộc chung với củ riềng chấm muối hoặc xào với các loại đọt bí, su su.

Ở Bảo Lâm quán, đọt sâu chít dài cỡ trên dưới 30m hấp chấm chẩm chéo là món ăn được các dân đi mê hơn cả. Chẩm chéo được chế biến kỳ công từ nhiều thành phần gồm mắc khén - một loại cây họ hồi có tinh dầu và hương thơm - giã mịn, muối rang khô, ớt bỏ hạt phơi khô cũng giã mịn.

Cầm đọt chít còn nóng hổi, bốc hơi nghi ngút trong cái se lạnh của gió mùa đông Hà Nội, dùng ngón tay tách đôi thân để lần tìm con sâu béo ngậy trốn trong ngọn chít, chấm vào bát gia vị cũng là đặc sản miền Tây Bắc, thật không có gì thú vị bằng.

Loáng một cái, chiếc bàn tre đã ngổn ngang đọt chít, những con sâu trắng ngần, béo mẫm, thơm ngon như mùi cơm mới đã yên vị trong dạ dày những khách lữ hành mê Tây Bắc.

Sau này, khi công dụng của sâu chít ngày càng được nhiều người biết đến, đồng bào ở Sơn La, Điện Biên đã biết bắt sâu chít về ngâm rượu bán cho khách thập phương. Bởi thế, lên Tây Bắc giờ cũng khá dễ dàng tìm mua được món sâu chít đặc sản bổ dưỡng này.

Ngoài việc ngâm trực tiếp với rượu trắng, đồng bào cũng ngâm sâu chít với một vài vị thuốc khác nhằm nâng cao công dụng của loài sâu được ví như “đông trùng hạ thảo” của Việt Nam.

THỦY OCG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar