03/07/2021 11:48 GMT+7

Sau cảm lạnh thông thường, cơ thể có thể mạnh hơn trước COVID-19

ĐỖ DƯƠNG
ĐỖ DƯƠNG

TTO - Với một số người từng bị cảm lạnh thông thường, cơ thể họ đã được bảo vệ tự nhiên trước SARS-CoV-2 dù bị phơi nhiễm nhiều lần, đây là kết quả nghiên cứu đáng chú ý của các nhà khoa học Anh.

Sau cảm lạnh thông thường, cơ thể có thể mạnh hơn trước COVID-19 - Ảnh 1.

Các nhà khoa học Anh cho rằng những người từng bị cảm lạnh có thể có khả năng chống chọi SARS-CoV-2 tốt hơn - Hình (minh họa): MOGILEV

Theo báo Telegraph, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH London (UCL) đã phát hiện một số trường hợp được bảo vệ tự nhiên trước COVID-19 và dường như họ không bao giờ nhiễm SARS-CoV-2 ngay cả khi bị phơi nhiễm nhiều lần.

Khả năng chống lại virus SARS-CoV-2 trong những trường hợp này, theo nhóm nghiên cứu, là vì cơ thể đã khai thác khả năng "ghi nhớ" của các tế bào T trong những lần chống lại mầm bệnh xâm nhập trước đó.

Các tế bào T thường "ghi nhớ" những lần nhiễm khuẩn đã xảy ra và chúng vẫn thường lưu chuyển trong cơ thể để dò tìm, phát hiện những mầm bệnh mới xâm nhập cơ thể.

Tế bào T có thể trực tiếp tiêu diệt tế bào hoặc kích hoạt các phần khác trong hệ miễn dịch để chống lại mầm bệnh.

Trong nghiên cứu nói trên, các nhà nghiên cứu ở ĐH London đã tìm hiểu một nhóm gồm 129 nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao trong 16 tuần. Họ nhận thấy có 57 người của nhóm này chưa bao giờ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus.

Khi tìm hiểu sâu về cơ chế phản ứng của hệ miễn dịch ở những người không bao giờ mắc bệnh, nhóm các nhà khoa học nhận thấy họ đều là những người mà các tế bào T đã phản ứng rất mạnh với COVID-19. Điều này cho thấy họ đã phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2, nhưng cơ thể đã "đánh bại" được mầm bệnh.

Các tế bào T của họ hoạt động mạnh tới mức cơ thể thậm chí còn chưa cần sinh kháng thể chống lại SARS-CoV-2.

Ông Francois Balloux, giáo sư ngành sinh học điện toán tại ĐH London, cho rằng: "Chứng cứ này cho thấy khả năng tự bảo vệ bắt nguồn từ sự phơi nhiễm trước đó với virus corona gây bệnh cảm lạnh thông thường (HcoVs)".

Các nhà khoa học trước đây đã nêu giả thuyết cho rằng lý do khiến những người lớn tuổi bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nhiều hơn vì các tế bào T đã giảm bớt ở độ tuổi cao niên. Trong khi đó, trẻ em dễ bị cảm lạnh hơn người lớn, nên có thể đó là lý do chúng ít có nguy cơ hơn trước virus SARS-CoV-2.

Trang web của Trường y khoa ĐH Stanford (Mỹ) ngày 1-7 đăng tải một nghiên cứu cũng cho những kết luận tương đồng với các nhà khoa học ở ĐH London (Anh).

Theo đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy những người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hơn khi có "tiền sử" nhiễm một trong những loại virus corona trước đây, trong đó có virus corona gây cảm lạnh thông thường.

Đến khi nào COVID-19 sẽ như chứng cảm lạnh thông thường?

TTO - Theo kịch bản của các nhà nghiên cứu Mỹ, một khi số người miễn dịch ngày càng nhiều, bệnh COVID-19 sẽ ít nghiêm trọng hơn, kể cả khi có biến thể virus mới.

ĐỖ DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar