18/01/2019 16:09 GMT+7

Coi chừng nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh

Nguồn: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Nguồn: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Cảm cúm và cảm lạnh đều có một số triệu chứng phổ biến như sốt, sổ mũi, đau họng. Tuy nhiên, cảm cúm nguy hiểm hơn cảm lạnh.

Coi chừng nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: lornemedicalcentre.com.au

Hiện đang là thời điểm giao mùa nên rất nhiều người bị cảm lạnh, cảm cúm. Vì hai bệnh này có những triệu chứng khá giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn, nếu không phân biệt sớm để điều trị đúng cách có thể dẫn đến tác hại khôn lường, đặc biệt là phụ nữ mang thai, người già suy giảm miễn dịch.

Tránh chủ quan khi bị bệnh

Cảm cúm và cảm lạnh đều có một số triệu chứng phổ biến như sốt, sổ mũi, đau họng. Tuy nhiên, cảm cúm nguy hiểm hơn cảm lạnh. Cảm cúm nếu không điều trị kịp thời có dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi.

Cảm lạnh

Với bệnh cảm lạnh thông thường, chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Người bệnh thường sẽ ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh. Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày. Nguyên nhân do nhiều loại chủng virus gây nên. Trong đó hay gặp nhất là các chủng rhinovirus. Nếu người bị cảm lạnh sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi, dùng vitamin C để tăng cường sức đề kháng thì bệnh có thể tự khỏi. Không nên sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của các bác sĩ. Chăm sóc vệ sinh mũi họng tại chỗ là một biện pháp hữu hiệu, an toàn cho người bị cảm lạnh.

Cảm cúm

Với người bị cảm cúm, triệu chứng ban đầu thường sốt cao đột ngột, viêm họng, ho khan, nhức đầu và đau cơ. Người bệnh mệt mỏi trong thời gian dài và đau nhức toàn thân. Nguyên nhân gây cảm cúm do virus cúm gây nên. Tuy nhiên, một số người thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như sốt, sổ mũi, lại chủ quan cho rằng mình chỉ bị cảm lạnh thông thường và sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt để khỏi bệnh. Chính vì sự chủ quan và nhầm lẫn này, nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng bệnh nặng và nguy hiểm hơn.

Bệnh cúm thường có tốc độ lây lan khá nhanh và chủ yếu là lây qua đường hô hấp, do người bệnh hít phải không khí có chứa virus cúm. Có nhiều chủng virus cúm có thể gây bệnh từ nhẹ, hoặc thành đại dịch, một số chủng có độc tính cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cảm cúm gặp ở mọi đối tượng nhưng người già, trẻ em và phụ nữ mang thai nếu mắc cúm dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi và những bất thường cho sản phụ, thai nhi. Chính vì vậy người bệnh cần phân biệt cảm lạnh và cảm cúm để có biện pháp điều trị tích cực ngay từ đầu tránh các biến chứng nguy hiểm trên.

Cách phòng ngừa

Bạn nên ăn uống đủ chất, tăng cường các loại rau, hoa quả chứa chiều vitamin C, cân đối các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, chất đạm) nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, tỏi và các chế phẩm từ tỏi rất tốt trong việc tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể và phòng ngừa cúm. Hiện nay đã có một số vắc xin phòng cho một số chủng virus cúm. Các đối tượng có nguy cơ cao, hoặc sống trong vùng có dịch cần được tư vấn của bác sĩ để được tiêm vắc xin dự phòng cúm hiệu quả.


Nguồn: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone có thể giúp giảm đau, theo phát hiện từ một nghiên cứu trên động vật do Live Science đăng tải.

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Hạ đường huyết ở người cao tuổi nguy hiểm hơn so với người trẻ vì cơ thể suy giảm khả năng thích nghi.

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư

Ung thư khoang miệng là một nhóm bệnh lý ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm lưỡi, lợi, hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi là nhóm phổ biến và nguy hiểm nhất.

Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar