21/12/2017 10:06 GMT+7

Sau Bia Sài Gòn, doanh nghiệp Việt sợ bị thâu tóm

LÊ THANH
LÊ THANH

TTO - "Khủng" như Bia Sài Gòn còn về tay người Thái, chính vì thế nhiều chuyên gia cảnh báo với quy mô nhỏ, doanh nghiệp Việt dễ bị thâu tóm trong hội nhập.

Sau Bia Sài Gòn, doanh nghiệp Việt sợ bị thâu tóm - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi bên lề diễn đàn đánh giá về hội nhập của VN - sự kiện được rất nhiều chuyên gia trông chờ - Ảnh: VIỆT DŨNG

Tại Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế VN 2017 ngày 20-12, có chuyên gia cảnh báo chênh lệch quá lớn về quy mô vốn hóa trên thị trường khiến doanh nghiệp ngoại dễ thâu tóm doanh nghiệp Việt…

Dưới góc độ nhà đầu tư, bà Đặng Phạm Minh Loan, Phó giám đốc điều hành VinaCapital, kể rằng cách đây 3 năm tập đoàn này có đầu tư vào doanh nghiệp lớn ở Việt Nam trong ngành hàng tiêu dùng. 

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, tính đến cuối năm 2017, Việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết và thực hiện 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương và nhiều bên với 58 đối tác.

Nhờ kết quả trên, xuất khẩu hàng hóa giữ xu hướng tăng, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân ước đạt 16,6%/năm.

Tuy nhiên, trong năm 2017, cổ phiếu của công ty này mất 50% giá trị do sản phẩm doanh nghiệp này kinh doanh sẽ được dỡ bỏ thuế quan từ năm 2018. 

"Với doanh nghiệp Việt, cơ hội khi hội nhập là có nhưng thách thức nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp sợ hãi trong hội nhập hơn là đón nhận cơ hội", bà Loan nhận định.

Dẫn thống kê vốn hóa của tốp 30 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam so với doanh nghệp các nước lân cận, bà Loan cho biết ở Singapore, vốn hóa trung bình của mỗi doanh nghiệp khoảng 15 tỉ USD, Indonesia là 11 tỉ USD, Thái Lan là trên 10 tỉ USD, còn Việt Nam chỉ hơn 3 tỉ USD. 

Vì vậy, theo bà Loan, nếu một công ty hàng đầu của Việt Nam có quy mô vốn hóa bằng 1/5 so với một doanh nghiệp Singapore thì cứ 3 năm, với lợi nhuận tích lũy, công ty Singapore có thể mua doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam...

Sau Bia Sài Gòn, doanh nghiệp Việt sợ bị thâu tóm - Ảnh 3.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Đại học Fulbright Việt Nam, nhấn mạnh hội nhập là quan trọng nhưng phương thức hội nhập còn quan trọng hơn. 

Vị thành viên của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng nếu chỉ để doanh nghiệp FDI biến Việt Nam thành điểm tựa xuất khẩu mà không có lan tỏa, thậm chí có thể tận dụng nhân công rẻ, điện rẻ, môi trường rẻ thì không ổn.

Theo ông Tự Anh, ngoại lực là quan trọng nhưng nội lực rất cần thiết, mượn ngoại lực chúng ta có thể đi được một quãng đường, nhưng cuối cùng vẫn phải dựa vào nội lực, tiềm năng và sức sống, sức sáng tạo của người dân và doanh nghiệp Việt Nam

"Hội nhập phải tăng năng lực sản xuất, bảo vệ thị trường trong nước và cuối cùng là nâng cao mức sống của người dân", ông Tự Anh nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ kiên trì chủ trương hội nhập toàn diện, coi hội nhập kinh tế quốc tế là động lực để cải cách, phát triển kinh tế và Việt Nam sẽ phát huy mạnh mẽ Chính phủ kiến tạo. 

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng nếu cứ trì trệ, bộ máy chạy không đều, "kẻ đẩy, người kéo" thì khó phát triển đất nước, do đó, những rào cản, thủ tục, chi phí không cần thiết cần sớm được xóa bỏ.

Thủ tướng nhấn mạnh cần rà soát các thỏa thuận hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là cam kết trong các FTA; đôn đốc các bộ, ngành và địa phương thực thi nghiêm túc, định kỳ báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện.

"Phải có kỷ luật nghiêm về vấn đề này. Một số địa phương chưa quan tâm...", Thủ tướng nói. 

Theo người đứng đầu Chính phủ, tiến trình hội nhập nói chung, đặc biệt là kinh tế quốc tế, cần phải có quyết tâm cao, với sự sáng tạo, nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành. 

"Không có quyết tâm cao, không có hành động cụ thể, không triển khai đến nơi đến chốn; chúng ta nửa vời thì chúng ta thất bại", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

LÊ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 20-5: Quốc hội bàn sửa Bộ luật Hình sự, đề xuất bỏ án tử hình với 8 tội danh

Tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn sửa Bộ luật Hình sự, đề xuất bỏ án tử hình với 8 tội danh; Việt Nam sắp có người giàu nhất với khối tài sản gần 10 tỉ USD; Người dân gửi ngân hàng 7,3 triệu tỉ đồng; Ca mắc COVID-19 ở Việt Nam tăng nhẹ...

Tin tức sáng 20-5: Quốc hội bàn sửa Bộ luật Hình sự, đề xuất bỏ án tử hình với 8 tội danh

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Để 'cứu' Novaland, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn đã cho Novaland mượn cổ phiếu để bán nhằm thanh toán nợ, kéo theo tỉ lệ sở hữu giảm từ 60,8% xuống còn 38,7%, hiện Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn.

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang 2025 chính thức khai mạc, đánh dấu 17 năm thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia, với sự góp mặt của 330 gian hàng đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2 vừa có công văn yêu cầu các điểm kinh doanh vàng miếng SJC trên địa bàn phải treo bảng, để người dân nhận biết đó là điểm bán vàng miếng.

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Bàn hàng trực tuyến mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng qua các KOL, KOC, nhà sáng tạo nội dung số… nhưng hàng Việt có đủ sức cạnh tranh hay không?

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar