Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn

TTO - Giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu năm 2022 do Thành Đoàn TP.HCM xét chọn đã gọi tên 244 gương người thầy có nhiều sáng tạo, ý tưởng, sáng kiến mới được ứng dụng làm tiết học thêm lôi cuốn học sinh. 

Tuổi Trẻ Online trò chuyện cùng ba thầy cô giáo nhiều lần được vinh dự nhận giải thưởng cao quý này. Đó là cô Nguyễn Ngọc Hoàng Vân, giáo viên địa lý Trường THPT Marie Curie, ba lần nhận giải thưởng này, thầy giáo Nguyễn Hồng Giang, dạy môn văn Trường THCS Kiến Thiết, lần thứ tư nhận giải thưởng và cô giáo Đoàn Thị Ánh Nhu, tổ trưởng chuyên môn tổ khối 3 Trường tiểu học Đặng Thùy Trâm, cũng lần thứ ba được trao giải thưởng.

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 1.

Cô giáo Nguyễn Ngọc Hoàng Vân, giáo viên địa lý Trường THPT Marie Curie

Các thầy cô đều là những nhà giáo đạt thành tích giáo viên dạy giỏi cấp quận và cả thành phố.


Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 2.

Cô Nguyễn Ngọc Hoàng Vân, sinh năm 1993, tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm TP.HCM. Năm 2017 cô chính thức dạy tại Trường THPT Marie Curie (quận 3).

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 3.

Trong suốt quá trình dạy, cô luôn tìm kiếm cách chuyển tải bài giảng sinh động, hấp dẫn với học trò của mình. Cô áp dụng phương pháp dạy học bằng dự án, ứng dụng công nghệ thông tin để bài giảng lồng ghép không chỉ là hình ảnh mà còn tích hợp đa phương tiện từ hình ảnh, âm thanh, video clip…

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 4.

Để chuẩn bị cho nội dung bài học, cô thường cho học trò chia nhóm thực hiện dự án. Có sáng kiến trong đó đạt loại xuất sắc năm học 2021-2022, là cách vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong việc xây dựng chủ đề "Biển đảo quê hương", phát huy năng lực của học sinh.

Từng nhóm học sinh lớp 12 mà cô dạy đã tự thực hiện những dự án liên quan đến biển đảo. Không chỉ là những bài thuyết trình về đặc điểm vùng biển đảo của đất nước mà học sinh đã nghĩ rộng hơn về chủ quyền biển đảo, về trách nhiệm của người trẻ góp sức như thế nào để phát triển hơn nữa về kinh tế biển, góp phần gìn giữ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nhìn từ biển. Sản phẩm mà các nhóm thực hiện có thể là video, poster…

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 5.

"Mình cứ mạnh dạn cho học trò thực hiện các dự án, các em sẽ được phát huy hết các khả năng và kích thích tư duy sáng tạo. Ví dụ như bài học về ô nhiễm nguồn nước, các em sẽ thực hiện clip ghi nhận lại những con kênh đang chết dần vì mức độ ô nhiễm nặng từ rác thải.

Không chỉ là ghi nhận đơn thuần, các em còn phỏng vấn người dân sống ven các con kênh và truyền thông để mọi người chung tay bảo vệ môi trường, mà việc trước hết là làm cho dòng kênh bớt ô nhiễm, kêu gọi mọi người không xả rác bừa bãi", cô Vân chia sẻ.

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 6.

Điều đặc biệt còn ở chỗ cô đã phối hợp cùng giáo viên dạy hóa, lý để kết hợp ba môn học địa lý, hóa học, vật lý thực hiện nội dung STEM để học trò thỏa sức thiết kế những dự án, mô hình tích hợp được ba môn học.

Trong buổi học STEM ấy, mô hình vườn trồng rau sạch được một nhóm học sinh thiết kế đã tích hợp 3 môn học nhuần nhuyễn. Điều đó thể hiện như khi các em nói về thổ nhưỡng (môn địa lý), dùng phân hữu cơ (môn hóa học) và gắn hệ thống tưới tiêu tự động (môn vật lý) đã được trình bày tại chương trình, thuyết phục bạn bè và thầy cô. Kết quả đó chứng minh sự kết hợp giữa môn xã hội và tự nhiên vẫn có thể thực hiện tại các chương trình STEM hấp dẫn.

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 7.
Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 8.
Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 9.

Có thể nói thầy Nguyễn Hồng Giang, Trường THCS Kiến Thiết (quận 3, TP.HCM) là người thầy có "bộ sưu tập sáng kiến" khá lớn bởi năm học nào thầy cũng trình làng từ 2-3 sáng kiến để giúp học trò thêm yêu thích môn văn. Thầy bảo học văn là học cách làm người, nên trong từng bài giảng, thầy giúp học trò nhận ra ý nghĩa của bài học và luôn làm cho môn văn gắn với đời sống, phát huy năng lực và phẩm chất của từng học sinh.

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 10.

Để giúp học sinh lớp 9 ôn tập về phần tiếng Việt, thầy đã nghĩ ra cách tổ chức trò chơi dân gian như cướp cờ, ô ăn quan, nhảy lò cò… được thiết kế liên hoàn cho học trò chơi mà học. Những thử thách trong từng phần thi khiến học trò rất dễ nhớ lại kiến thức môn tiếng Việt để ôn tập mà không còn thấy ngán tiết học này.

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 11.

Năm học vừa qua, thầy thực hiện dự án "Con đường văn học", triển lãm những bài học được các học sinh khối lớp 9 thực hiện thông qua cách học bằng sketchnote.  Những bài học được các học trò "vẽ", viết khá sinh động bằng hình ảnh, chữ viết và các ký hiệu gần gũi, dễ nhớ. Không bài nào giống bài nào, các học trò thỏa sức sáng tạo.

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 12.

"Thay vì hướng dẫn các em thực hiện sơ đồ tư duy, cách làm để các em dùng sketchnote có thể là hình vẽ, màu sắc… ấn tượng khiến các em thấy dễ nhớ những chi tiết và nội dung của tác phẩm, bài thơ. Từ đó tôi tổng hợp các bài ấn tượng thành quyển sách và in ra để học sinh khác cùng tham khảo. Kinh phí in khá tốn kém nên để mọi học sinh đều được tiếp cận, dự án đã in thành những khổ giấy lớn trưng bày thành "Con đường văn học" ngay tại sân trường để học trò khám phá và có thể thực hành theo cách này, giúp học tốt hơn môn văn", thầy Giang cho hay.

Và năm học này, học trò lớp 9 do thầy chủ nhiệm đang được triển khai thực hiện dự án làm phim hoạt hình về tác phẩm văn học. Với tác phẩm Đồng chí hay Người con gái Nam Xương… các nhóm đã thực hiện thành bộ phim hoạt hình sống động với thời lượng khoảng 5-7 phút, thể hiện rõ cốt truyện của tác phẩm. Khi xem bản demo của hai bộ phim hoạt hình này, người xem thật bất ngờ bởi các nhân vật chỉn chu, lời dẫn chuyện hấp dẫn…

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 13.

"Khi các em hoàn thành dự án làm phim hoạt hình, tôi sẽ đề xuất ban giám hiệu nhà trường cho thực hiện trưng bày dự án "Xưởng phim hoạt hình", ở đó các học sinh của trường sẽ tìm hiểu về cách làm phim hoạt hình và được xem những tác phẩm mà chính các học sinh lớp 9 thực hiện.

Khi giao việc cho các em mới thấy hết được khả năng của các em trong nhiều môn học như cách vẽ nhân vật, dựng phim, lồng tiếng… Điều đó đòi hỏi học sinh ứng dụng thêm các môn học như tin học, mỹ thuật để làm cho tác phẩm hoàn hảo hơn", thầy Giang chia sẻ.

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 14.

Khi nghe cô Đoàn Thị Ánh Nhu (Trường tiểu học Đặng Thùy Trâm, quận 7, TP.HCM) giới thiệu về sáng kiến ứng dụng phương pháp sơ đồ tư duy cho học trò lớp 3, chúng tôi thấy khá lạ. Cứ nghĩ cách học này chỉ dành cho học sinh THCS và THPT, và cao hơn, nhưng đó là cách cô Nhu đang hướng dẫn các học sinh khi học môn viết sáng tạo, tương tự môn tập làm văn.

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 15.

Khi các em muốn tả về người bạn, người cô hay bất kỳ một ai, cô Nhu sẽ gợi ý cho các em vẽ chân dung nhân vật mà em đang chọn để viết trong bài làm sắp tới. "Trước đây, mình thấy gần như đến giờ học viết sáng tạo, học sinh hơi ngán, mà thậm chí cô cũng không tìm ra cách nào để nói cho các em hiểu một cách ngọn nguồn", cô Nhu chia sẻ.

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 16.

Chính từ trăn trở này, cô Nhu đã nghĩ ra cách hướng dẫn các học sinh của mình học sơ đồ tư duy chính là những hình vẽ. Chẳng hạn khi muốn tả về người bạn mà em yêu quý, học sinh sẽ vẽ hình về người bạn ấy rồi viết tên, cụ thể từng chi tiết khuôn mặt, đôi mắt, hình dáng, nước da, sở thích… nhìn như sơ đồ tư duy nhưng lại khá sinh động, bởi các em thường tô màu lên hình vẽ cho hấp dẫn hơn.

Cầm xấp hình vẽ của các em, cô khoe nhờ cách làm này mà các học sinh khi viết bài đã dễ dàng trong cách diễn đạt cũng như có nhiều ý để viết thành bài hơn. Cô Nhu cho biết: "Nếu không giúp các con thực hiện sơ đồ tư duy như dạng dàn bài trực quan như vậy, khi các con viết xong một vài câu, đôi khi có học sinh không biết mình sẽ viết gì tiếp theo. Nếu khi đã có hình ảnh cụ thể và những lời tự mình tóm tắt trước đó, các con viết được rất nhiều ý cho bài văn".

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 17.

Để bài học yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường được các học trò cảm nhận từ thực tế, cô Nhu cùng các thầy cô trẻ trong trường đã thiết kế khu vườn tuổi thơ ngay trong khuôn viên trường. Sân trường không rộng, khu vườn này vừa được đặt trên kệ và treo lên các khung sắt. Các chậu cây được sử dụng từ vật liệu tái chế.

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 18.

Giờ ra chơi, cô thường dẫn từng nhóm học trò nhỏ ra khu vườn, cô hỏi các em về các loài cây, giới thiệu công dụng của cây, trong đó có thêm các loại rau thông dụng như rau dền, mồng tơi… "Các con nhớ chăm sóc cây để cây lớn nhanh, các con cũng cần ăn rau xanh để tốt cho sức khỏe nữa nha.", cô Nhu nhắn nhủ. Cả nhóm học trò đồng thanh "Dạ" thật to rồi chuẩn bị xếp hàng vô lớp.

Sáng tạo để mỗi tiết học đều lôi cuốn - Ảnh 19.
KIM ANH
NGỌC THÀNH
KIM ANH - Nhân vật cung cấp
18-11-2022

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng