18/08/2024 08:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sáng kiến kinh tế của bà Harris có gì?

Ngày 16-8 (giờ Mỹ) tại bang Bắc Carolina, Phó tổng thống Kamala Harris đã công bố chương trình hành động về kinh tế nếu bà đắc cử tổng thống nhiệm kỳ mới.

Sáng kiến kinh tế của bà Harris có gì? - Ảnh 1.

Bà Kamala Harris đến chợ Bayleaf ở Raleigh (Bắc Carolina) vào ngày 16-8 - Ảnh: AFP

Đây là lần đầu tiên bà Harris, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, công bố sáng kiến chính sách lớn kể từ thời điểm bắt đầu các nỗ lực tranh cử cách đây ba tuần, sau khi Tổng thống Joe Biden chính thức tuyên bố dừng cuộc đua vào Nhà Trắng và "chuyển giao ngọn đuốc" cho bà.

Giảm thuế, cấm tăng giá

Chiến dịch tranh cử của bà Harris cho biết các đề xuất ngày 16-8 là một phần trong kế hoạch kinh tế của bà và sẽ là ưu tiên trong 100 ngày đầu tiên tại nhiệm nếu bà chiến thắng. Các chuyên gia kinh tế học nhận định chương trình kinh tế của bà Harris tập trung vào ba trụ cột: chống lạm phát, điều chỉnh thị trường nhà ở và cắt giảm thuế cho các gia đình.

Theo trang The Hill, bà Kamala Harris đưa ra khoản tín dụng thuế trẻ em lên tới 6.000 USD cho các gia đình có trẻ sơ sinh. Đây là chính sách nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nhà kinh tế học.

"Việc mở rộng khoản tín dụng thuế trẻ em là tuyệt vời và tôi hoàn toàn ủng hộ, miễn là họ tìm ra cách để chi trả cho chính sách này. 

Đây là chính sách hướng đến những người và gia đình thực sự cần nó", giáo sư kinh tế Steven Hamilton của Đại học George Washington bình luận với Đài ABC News.

Bà Harris cũng phác thảo đề xuất lệnh cấm liên bang với việc "thổi giá" thực phẩm và hàng tạp hóa. 

Đây là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm giảm chi phí thực phẩm và giải quyết tình trạng lạm phát. Các thăm dò gần đây cho thấy lạm phát vẫn là vấn đề được cử tri quan tâm hàng đầu.

Kế hoạch của bà Harris kêu gọi thiết lập những quy định nhằm đảm bảo các doanh nghiệp "không thể lợi dụng người tiêu dùng một cách bất công để kiếm lợi nhuận quá mức từ thực phẩm và hàng tạp hóa".

Bên cạnh đó, Phó tổng thống Mỹ cũng kêu gọi cấp quyền hạn mới cho Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ và tổng chưởng lý các bang để điều tra, áp dụng những hình phạt mới và nghiêm khắc với doanh nghiệp vi phạm.

Tuy nhiên, ông Hamilton cho rằng nguyên nhân gây ra lạm phát trong những năm gần đây là do chi phí sản xuất tăng.

Ông thừa nhận một số công ty kiểm soát thị trường có thể góp phần làm tăng giá một số mặt hàng, nhưng đó không phải nguyên nhân chính gây ra lạm phát. Trong khi đó, giáo sư kinh tế Michael Jones từ Đại học Cincinnati lo ngại việc áp mức giá trần có thể gây thiếu hụt hàng hóa vào thời kỳ khan hiếm.

Tăng cung, hỗ trợ mua nhà

Điểm đáng chú ý trong sáng kiến kinh tế của bà Harris là đề xuất vừa tăng cung nhà ở vừa hỗ trợ tài chính cho người mua nhà. Kế hoạch của bà là thúc đẩy xây dựng hơn 3 triệu căn nhà mới trong vòng bốn năm tới, cùng với ưu đãi thuế cho các bên xây dựng nhà ở cho những người mua nhà lần đầu.

Bà cũng đề xuất mở rộng tín dụng thuế hiện có cho các doanh nghiệp xây nhà cho thuê có giá cả phải chăng, cũng như lập quỹ hỗ trợ xây dựng liên bang trị giá 40 tỉ USD. Kế hoạch còn đề xuất một số quỹ đất liên bang đủ điều kiện sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng cho việc xây dựng nhà ở mới giá rẻ.

Kế hoạch tăng nguồn cung nhà ở này của bà Harris đã nhận được sự ủng hộ từ một số nhà kinh tế học, theo ABC News. Ngoài ra, phó tổng thống Mỹ cũng kêu gọi thông qua Đạo luật ngăn chặn đầu cơ nhằm hạn chế nạn "thổi giá" trong thị trường nhà ở, thông qua việc cắt giảm ưu đãi thuế cho những người sở hữu từ 50 căn nhà riêng cho thuê.

Bà cũng đề xuất chính sách hỗ trợ 25.000 USD trả trước cùng khoản tín dụng thuế cho những người mua nhà lần đầu. Dù vậy, chính sách này vấp phải một số nghi ngại vì cho rằng nó chỉ khiến giá nhà tăng thêm.

Tương đồng Trump - Harris

Mặc dù có nhiều ý tưởng khác biệt về kinh tế, song theo tạp chí Newsweek, Phó tổng thống Kamala Harris và đối thủ Đảng Cộng hòa là cựu tổng thống Donald Trump lại có một số đồng thuận nhất định trong các vấn đề: thương mại và thuế quan, cắt giảm thuế, tạo thêm việc làm cho người Mỹ, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Chẳng hạn trong vấn đề việc làm cho người Mỹ, trả lời Newsweek, các chuyên gia cho biết ông Trump nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sản xuất vì kinh tế, an ninh quốc gia và tạo ra việc làm lương cao cho người Mỹ.

Bà Harris cũng sẽ muốn tiếp tục các chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden về phát triển việc làm trong các ngành công nghiệp mới nổi như năng lượng sạch và củng cố sản xuất trong nước.

Ông Trump và bà Harris 'song đấu' cuối tuần tại bang chiến địa Pennsylvania

Việc giành được sự ủng hộ của các cử tri bang chiến địa Pennsylvania có thể là "phần thưởng lớn nhất" trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11, bởi bang này đóng góp 19 phiếu đại cử tri.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Không quân Ấn Độ có phản hồi hiếm hoi nghi vấn nước này mất 5 tiêm kích trong quá trình giao tranh với Pakistan, khẳng định đã hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar