05/06/2021 06:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sáng 5-6: Có 77 ca mắc COVID-19 mới, TP.HCM ghi nhận 10 ca

LAN ANH - TÚ ANH
LAN ANH - TÚ ANH

TTO - Bản tin sáng 5-6 của Bộ Y tế cho biết có 77 ca mắc COVID-19, trong đó 2 ca nhập cảnh cách ly ngay, 75 ca còn lại ghi nhận trong nước với tỉnh Bắc Giang 45 ca, Bắc Ninh 19, TP.HCM 10 và Hà Nam 1.

Sáng 5-6: Có 77 ca mắc COVID-19 mới, TP.HCM ghi nhận 10 ca - Ảnh 1.

Kiểm tra thân nhiệt trên xe khách từ các tỉnh miền Tây đến Đồng Nai lúc rạng sáng 5-6 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Các ca bệnh (BN8355 - BN8364) ghi nhận tại TP.HCM gồm 2 ca là F1, 8 ca liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng. Kết quả xét nghiệm ngày 4-6 dương tính với virus SARS-CoV-2.

45 ca bệnh ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang (BN8288, BN8303, BN8309, BN8313, BN8318, BN8323 - BN8345, BN8347 - BN8348, BN8350 - BN8354) đều trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Video: Thêm 77 ca mắc COVID-19, TP.HCM có 10 ca

19 ca bệnh ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh (BN8300 - BN8302, BN8304 - BN8308, BN8310 - BN8312, BN8314 - BN8317, BN8319 - BN8322) gồm: 2 ca là F1, 10 ca liên quan đến ổ dịch tại Khu công nghiệp Khắc Niệm, 7 ca liên quan đến ổ dịch tại Khu công nghiệp Quế Võ. 

Với 77 ca bệnh mới, Việt Nam đã ghi nhận 8.364 bệnh nhân COVID-19 tính từ đầu vụ dịch, gần 2/3 trong số này ghi nhận trong hơn 1 tháng qua.

Trong ngày 4-6, đã có gần 61.000 người được tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19.

Trong kết luận của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về kết quả kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM công bố khuya 4-6 có nêu:

Bộ Y tế khẩn trương chuẩn bị các kịch bản 30.000 - 50.000 ca nhiễm; phát huy 4 tại chỗ của ngành y tế: vật tư y tế, thiết bị, xét nghiệm, phòng ICU… phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Có kế hoạch điều phối lực lượng hợp lý; khẩn trương đúc rút, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương, đơn vị.

Bên cạnh việc chuẩn bị phương tiện, nguồn lực (bệnh viện dã chiến, thuốc, máy thở, bình oxy…) thì cần chú trọng đặc biệt trong việc điều trị, nâng cao sức đề kháng của các bệnh nhân (F0) không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không để tiến triển nặng, gây quá tải cho hệ thống điều trị; chú trọng tăng cường, nâng cao sức đề kháng bằng y học cổ truyền, bài thuốc dân tộc, do phác đồ điều trị của y học hiện đại đối với nhóm này là không có thuốc (vì không sốt, không ho, không khó thở).

Philippines cách ly 7 ngày với người nhập cảnh tiêm chủng đủ

Sáng 5-6: Có 77 ca mắc COVID-19 mới, TP.HCM ghi nhận 10 ca - Ảnh 4.

Người Philippines đi lao động nước ngoài xếp hàng chờ ở cửa đi của sân bay quốc tế Ninoy Aquino vào ngày 1-6 - Ảnh: REUTERS

Ngày 4-6, chính quyền Manila thông báo rút ngắn thời gian cách ly từ 14 ngày xuống còn 7 ngày đối với tất cả người nhập cảnh vào nước này đã được tiêm phòng đầy đủ vắc xin (vaccine) ngừa COVID-19.

Ủy ban phòng chống dịch COVID-19 liên ngành của Philippines đã thông qua các quy định mới, theo đó những người nhập cảnh đã tiêm đủ vắc xin sẽ không cần xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh sau khi đến. 

Xét nghiệm RT-PCR sẽ chỉ được thực hiện khi người đó có triệu chứng mắc COVID-19 trong thời gian cách ly 7 ngày.

Sau khi hoàn thành thời gian cách ly tại cơ sở trong 7 ngày, cơ quan giám sát sẽ cấp một giấy chứng nhận đã qua cách ly.

Người phát ngôn Phủ Tổng thống, ông Harry Roque cũng khẳng định rằng biên giới Philippines vẫn đóng đối với du khách nước ngoài. Philippines chỉ cho phép người nước ngoài có thị thực còn hiệu lực nhập cảnh.

Philippines trước đây yêu cầu tất cả người nhập cảnh nước này phải cách ly 14 ngày sau khi đến và xét nghiệm vào ngày thứ 7 tại cơ sở cách ly.

Sáng 5-6: Có 77 ca mắc COVID-19 mới, TP.HCM ghi nhận 10 ca - Ảnh 5.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tất cả F1 của bệnh nhân COVID-19 ở Bạc Liêu âm tính lần 2

TTO - 129 ca F1 của bệnh nhân COVID-19 ở Bạc Liêu đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2. Trong lúc đó, tỉnh này tiếp tục phát hiện có trường hợp về từ vùng dịch TP.HCM và đưa ngay đi cách ly tập trung.

LAN ANH - TÚ ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar