24/10/2024 14:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sàn Temu 'lộng hành' tại Việt Nam, đại biểu Quốc hội lo giết chết doanh nghiệp nội

Việc để sàn thương mại điện tử Temu hoạt động ở Việt Nam nhưng chưa đăng ký tại Việt Nam, đại biểu Quốc hội cho rằng cần kịp thời rà soát và có biện pháp quản lý chặt chẽ.

Sàn Temu bán giá rẻ 'giật mình', đại biểu Quốc hội lo giết  chết doanh nghiệp nội - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân trả lời bên hành lang Quốc hội sáng 24-10 - Ảnh: N.KH.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tại hành lang Quốc hội sáng 24-10, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) bày tỏ lo ngại khi một số sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam như sàn Temu nhưng chưa được đăng ký, bán hàng với giá rẻ, cạnh tranh không công bằng với doanh nghiệp trong nước.

Khuyến khích thương mại điện tử nhưng phải rà soát quản lý

* Vừa qua các sàn thương mại điện tử nước ngoài vào Việt Nam rất nhiều và là kênh đưa hàng ngoại tràn vào Việt Nam khiến cơ quan quản lý cũng phải "giật mình" vì giá rẻ. Thậm chí có sàn hoạt động nhưng chưa đăng ký ở Việt Nam như sàn Temu. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

- Thương mại điện tử là xu thế của thời đại, song nếu chúng ta thiếu kiểm tra, thiếu quy định quản lý chặt chẽ sẽ gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế - xã hội. Ngay bản thân gia đình tôi cũng thích mua hàng online.

Nhiều cổng cơ quan, chung cư hiện đều có khu riêng để nhận hàng. Đó là sự tiện lợi trong mua sắm hiện đại. Vì vậy, việc khuyến khích phát triển thương mại điện tử cần thiết.

Song việc quản lý chưa chặt chẽ, có sàn chưa đăng ký hoặc thậm chí là không thu thuế được là không đảm bảo công bằng trong kinh doanh. Các sàn này bán hàng với giá rẻ, không phải chỉ là do tiến bộ khoa học công nghệ mà còn do không đóng thuế.

Điều này ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể là nguyên nhân khiến cho số lượng doanh nghiệp Việt Nam đóng cửa, ngừng hoạt động ngày càng tăng. Doanh nghiệp của ta đang chịu sự cạnh tranh không công bằng và minh bạch trên môi trường thương mại điện tử.

Do vậy cần phải tăng cường kiểm soát việc có hay không gian lận thương mại, tránh thất thu thuế, đảm bảo công bằng, minh bạch. Đặc biệt cần tuyên truyền, khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Chúng ta mua được hàng giá rẻ, có thể vừa ý mình, nhưng chất lượng sản phẩm ấy thế nào?

Trong khi hàng hóa qua các kênh như vậy không đảm bảo công bằng sẽ giết chết những doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước, hệ quả là thất nghiệp. Vì vậy cần phải có cảnh báo và giải pháp, đặc biệt là đăng ký kê khai trong vấn đề thuế.

Có chính sách bảo vệ sản xuất trong nước, hàng nội địa

* Chúng ta đã có hàng loạt quy định như Luật Giao dịch điện tử, quy định quản lý hoạt động thương mại điện tử, hoạt động quảng cáo, khuyến mại... nhưng cơ quan chức năng vẫn bất ngờ khi họ bán hàng giá rẻ. Việc những sàn như trên hoạt động nhưng chưa đăng ký tại Việt Nam liệu có phải do lỗ hổng trong quản lý?

- Với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, chúng ta phải kịp thời thích ứng tình hình. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự thay đổi trong quản lý, thẩm tra, giám sát hoạt động của các loại hình thương mại mới này.

Việc cơ quan chức năng nếu có để sót là có lỗi, nên cần phải tăng cường kiểm tra giám sát. Các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát lại chức năng nhiệm vụ của mình, đảm bảo thực thi hiệu quả các quy định hiện hành. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi và công bằng giữa các nhà đầu tư, nhà sản xuất kinh doanh để có môi trường kinh doanh thuận lợi.

Tôi thấy một trong những vấn đề bất cập hiện nay là thuế. Cần rà soát bổ sung để giá trị tối thiểu mặt hàng cần thu thuế có mức thấp hơn. Cơ quan chức năng cần tăng cường rà soát lại các quy định của luật, chỗ nào còn vướng mắc bất cập cần kiến nghị sửa đổi ngay thì kiến nghị để tạo thể chế phát triển. Quốc hội sẵn sàng đồng hành.

* Theo ông, cần làm gì để bảo vệ sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh này?

- Đây là vấn đề khó không phải chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia gặp thách thức này. Ta phải hành động ngay khi nhìn thấy rõ thực tế này tác hại nghiêm trọng tới nền kinh tế để có ứng phó đúng mực. Chúng ta có thể đặt ra các rào cản thương mại, thuế, nhằm đảm bảo sự minh bạch và công bằng cho nhà sản xuất kinh doanh trong nước với nước ngoài.

Về phía doanh nghiệp, cần thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Chính phủ cũng cần phải có sự tiếp sức. Chúng ta muốn nền kinh tế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì phải tiếp sức cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có đủ điều kiện, năng lực, tài chính để thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để cạnh tranh trên thị trường.

Thương mại điện tử ở Việt Nam có thể đạt được mức trung bình của thế giới

Việt Nam có nhiều thế mạnh lớn trong sản xuất và xuất khẩu, nhưng việc tiếp cận thị trường nội địa, đặc biệt qua kênh thương mại điện tử, vẫn còn hạn chế.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Tin COVID-19 'nóng' trở lại, khiến lượng khẩu trang bán ra trên chợ mạng Shopee tăng vọt hơn 65% chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5.

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành quyết định thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vừa phát hiện, bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 60.000 dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam.

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

10 năm gia nhập thị trường Việt, một dòng bia ngoại tăng công suất gấp đôi

Nhà máy sản xuất bia Budweiser thuộc Tập đoàn AB InBev tại Bình Dương đã nâng công suất lên 100 triệu lít/năm, gấp đôi so với thời điểm bắt đầu vận hành vào năm 2015.

10 năm gia nhập thị trường Việt, một dòng bia ngoại tăng công suất gấp đôi

Thị trường nội địa là ‘pháo đài’ vững chắc để doanh nghiệp Việt mở rộng thị phần

Nhiều chuyên gia đồng tình rằng thị trường nội địa không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hóa, mà còn là nơi để doanh nghiệp Việt thử nghiệm sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tạo đà phục hồi sản xuất.

Thị trường nội địa là ‘pháo đài’ vững chắc để doanh nghiệp Việt mở rộng thị phần
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar