07/12/2017 18:02 GMT+7

Sân khấu khó theo thời kinh tế khó

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Có đạo diễn thổ lộ rằng nhờ xem Tiên Nga mà lấy lại tinh thần làm nghề, tạo hưng phấn để thêm mơ mộng với những dự án còn dang dở.

Sân khấu khó theo thời kinh tế khó - Ảnh 1.

Cảnh trong vở Tiên Nga - vở diễn được xem là một trong những "cú hích" của sân khấu phía Nam năm nay Ảnh: DUYÊN PHAN

Với những vở diễn mang tính chọn lọc không thuần giải trí như Tiên Nga, tôi cũng đã tiên đoán về tình hình bán vé. Tôi không ngại nói rằng đây là vở diễn đẳng cấp. Tôi không tiếc chuyện đầu tư vào những vở diễn giá trị như thế này. Nếu vé vở diễn không như ý, tôi chấp nhận bù lỗ. Thế nhưng chuyện đó không quan trọng, quan trọng là tôi xót, tiếc cho công sức anh em nghệ sĩ. Những vở như thế mà diễn chừng 10 suất cất kho là quá uổng, ít nhất phải 20 suất. Và nếu khán giả không có dịp thưởng thức những tác phẩm như thế cũng là điều đáng tiếc!

Ông Huỳnh Anh Tuấn

1. Vở nhạc kịch Tiên Nga của sân khấu kịch Idecaf sẽ công diễn ngày 14-12 tại nhà hát Bến Thành (TP.HCM). Trước đó, khi mới phúc khảo duyệt vở vào đầu tháng 11, vở đã nhận nhiều lời khen ngợi từ báo chí, những người làm nghề.

Tiên Nga gây ấn tượng với một kịch bản có nhiều đột phá, cách dàn dựng mới mẻ và sự lột xác của từng diễn viên. Sự đầu tư chỉn chu từ cảnh trí, trang phục và đặc biệt là âm nhạc có bàn tay chăm sóc của nhạc sĩ Đức Trí. 

Mỗi đêm diễn sẽ có hẳn một dàn nhạc sống để hỗ trợ cho vở kịch. Và số tiền đầu tư cũng lên đến hàng trăm triệu đồng.

Theo ông bầu Huỳnh Anh Tuấn của sân khấu Idecaf, hai tuần đầu lượng khán giả đặt mua vé rất rôm rả, hiện tại có vẻ trầm lắng hơn. Theo kế hoạch, Tiên Nga sẽ diễn 12 suất tháng

12-2017 và 8 suất vào tháng 1-2018. Có một doanh nghiệp đã bao dàn nguyên một suất hát (khoảng 750 ghế), ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đặt mua 100 vé, 8 suất diễn đầu tiên lượng vé bán được mỗi suất hơn phân nửa...

Với người ngoài, đối chiếu tình hình sân khấu hiện nay, lượng vé bán ra như thế với một vở diễn nghệ thuật nghiêm túc là khá khả quan. 

Tuy nhiên, với kinh nghiệm của người làm bầu lâu năm, ông Tuấn vẫn không khỏi lo lắng. 

Ông Huỳnh Anh Tuấn cho rằng bản thân ông và các ông bà bầu sân khấu không thể cứ ngồi than vãn mà cần cố gắng tạo nên những cú hích bằng cách dàn dựng những vở diễn tốt, kịch bản cũ cũng được nhưng được làm lại thật hay, nghiêm túc để lôi kéo khán giả đến rạp.

Và những cú hích như thế rất cần cho tình hình sân khấu khá ảm đạm như hiện nay, là chất men say cho cả nghệ sĩ và khán giả.

Ở sân khấu chúng tôi hiện có những vở diễn đang trong tình trạng sốt vé như Tấm Cám, Ngôi nhà không có đàn ông… Chúng tôi còn có những vở diễn khác cũng hay nhưng các diễn viên thường bỏ lịch diễn để đi quay phim, game show làm cho vở diễn không thể kéo dài tuổi thọ. Chuyện này tụi tôi bó tay vì chỉ trông mong vào ý thức nghệ sĩ...

Nghệ sĩ Thành Lộc

2. Sau một thời gian dài gặp trục trặc vì xây dựng rạp hát không đủ chuẩn biểu diễn, Trung tâm nghệ thuật cải lương Trần Hữu Trang (rạp Hưng Đạo cũ - được xem là thủ phủ cải lương của sân khấu cải lương TP.HCM) hiện đã được giao cho nhà hát Trần Hữu Trang diễn thử nghiệm. 

Sự gián đoạn quá lâu khiến không ít khán giả bắt đầu quên điểm diễn này. Tình hình bán vé ở đây cũng không mấy khả quan, vé bán ngay tại phòng vé của rạp rất ít ỏi.

Nghệ sĩ Minh Trường - đoàn 3 của nhà hát - chia sẻ: "Bây giờ để trụ được, tất cả nghệ sĩ chúng tôi phải đều cố gắng.

Không bán vé được ở rạp, chúng tôi phát triển mạnh trên mạng. Mỗi nghệ sĩ dùng sức ảnh hưởng của mình trên Facebook cá nhân kêu gọi các fan đến với cải lương, đăng thông tin mua vé. 

Một suất hiện tại chúng tôi bán trung bình khoảng 100 vé, không quá nhiều nhưng cũng tạm ổn".

Tôi cương quyết không dùng vé mời để mời những người quen biết đến xem hát. Khi họ muốn xem, tôi khuyến khích họ mua vé như là cách ủng hộ những người làm nghệ thuật

Nghệ sĩ Minh Trường

3. Được đánh giá là sân khấu có nhiều vở diễn nghiêm túc, nghệ sĩ Ái Như của sân khấu Hoàng Thái Thanh cũng có những tâm tư trong việc làm sao khán giả chịu mua vé đến thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật. 

Ái Như cho biết: "Việc bán vé trên mạng chúng tôi đã thực hiện cả năm qua, việc bán vé qua chuyển khoản cũng được thực hiện mấy năm nay để khán giả không phải mất công đi xa. 

Các sân khấu thường chỉ có một điểm diễn, một đoàn kịch và kinh phí đầu tư một vở diễn thường nhỏ hơn nhiều so với một bộ phim tiền tỉ nên chúng tôi cũng không thể quảng bá rầm rộ mà phải tính đến việc tồn tại đường dài. 

Mọi việc chúng tôi đang nỗ lực và sân khấu đang chờ những khán giả tri âm...".

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar