28/06/2019 18:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sân khấu Hoàng Thái Thanh và Thành Hội - Ái Như: lớp học là gia đình

CÁT VŨ
CÁT VŨ

TTO - Sân khấu Hoàng Thái Thanh vốn được mệnh danh là “sân khấu của thầy và trò”, bởi hơn chín năm qua, nhân lực điều hành cũng như diễn viên trong các vở hầu hết đều do thầy cô Thành Hội - Ái Như và các học trò của mình quán xuyến.

Sân khấu Hoàng Thái Thanh và Thành Hội - Ái Như: lớp học là gia đình - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Ái Như (bìa trái), Thành Hội (thứ hai từ trái qua) và các học trò trong vở Tình như trang giấy trắng - Ảnh: GIA TIẾN

Nếu như coi nghề không chỉ là để nuôi sống mình mà còn là đạo thì phải luôn rèn, luôn học.

Nghệ sĩ Ái Như

Nhưng sự gắn bó giữa thầy trò họ trong lớp học lẫn trong các vở diễn không chỉ từ khi sân khấu ra đời mà đã có trước đó hàng chục năm...

Dạy học - nghề chọn người

Năm 1991, sinh viên - đạo diễn Ái Như được cử về thực tập tại Nhà hát Kịch TP (tiền thân là Đoàn kịch TP và trước đó nữa là Đoàn kịch Cửu Long Giang - nơi Thành Hội về làm diễn viên sau khi tốt nghiệp).

Tại đây, chị được thầy Thành Hội - đang phụ trách lớp đào tạo diễn viên - cho làm trợ giảng, vừa làm vừa học và vừa chuẩn bị dựng vở tốt nghiệp.

Với sự hỗ trợ của Thành Hội, vở kịch tốt nghiệp Khúc nhạc lòng của vị mục sư (chuyển thể từ tác phẩm văn học Hòa âm điền dã của Andre Gide) do Ái Như đạo diễn đã đạt điểm tối đa. "Ông thầy" đã tham gia cùng chuyển thể kịch bản và đảm nhận vai vị mục sư.

Vở diễn tốt nghiệp sau đó trở thành vở diễn ăn khách tại Sân khấu nhỏ 5B, và sự khởi đầu tốt đẹp này đã hình thành nên cặp đôi ăn ý Thành Hội - Ái Như trên sân khấu lẫn trên bục giảng cho tới ngày nay.

Bởi cuối thập niên 1990, sau khi khóa dạy đầu tiên do Nhà hát Kịch tổ chức kết thúc, Thành Hội được Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật mời về dạy tại khoa sân khấu và tiếp đó, Ái Như cũng về trường.

Trong hơn 10 năm công tác tại trường, cặp đôi thầy cô Thành Hội - Ái Như đã đào tạo được bốn khóa. Quy luật đào thải theo thời gian làm rơi rụng dần, song với những học trò đủ bền bỉ kiên tâm với nghề, đều chọn ở lại để chia ngọt sẻ bùi với thầy cô của mình suốt hơn mười năm qua kể từ ngày bước chân vào trường nghệ thuật.

Đó là món quà vô giá mà số phận mang lại cho Thành Hội và Ái Như, những người khi chọn con đường sân khấu trong đầu họ chỉ có sàn diễn, chẳng thể ngờ có ngày trong tim mình lại có thêm sự nồng ấm của tình thầy trò.

Ngẫm tình nhân nghĩa qua vở Lạc dòng của sân khấu Hoàng Thái Thanh

Tiếng la của thầy, nước mắt của cô...

Thành Hội - Ái Như được học trò gọi là những người thầy "nghiêm khắc dịu dàng". Bởi với những ông bà thầy này, mối quan hệ thầy - trò là thầy trò, là cha con, mẹ con, là gia đình, là yêu thương, là máu thịt, là truyền cho tất cả không giấu một thứ gì, không tiếc một thứ gì, có món ngon vật lạ gì của nghề diễn đều trút hết cho học trò.

Dạy tại trường giờ giấc có hạn, Ái Như đưa luôn học trò về nhà dạy thêm, bất kể ngày đêm, quần quật cho đến khi nào được mới thôi, "trấn nước tụi nhỏ" - như lời chị nói - nhờ vậy mà học trò chị sau này ra đời cứng cáp hơn những bạn cùng lứa.

Chị gần như không còn thời gian cho chuyện nhà, may mà chị được cả gia đình ủng hộ. Vào mùa thi, trò cực một, thầy cô cực mười, lúc ấy thầy cô gần như quên thời gian, quên gia đình. Có lúc Thành Hội bị bà xã giận vì vợ bệnh không lo bằng học trò. Có lúc trò làm không được, cô Ái Như bỏ chạy ra ngoài đứng khóc...

Nhờ vậy mà bài thi nào của trò cũng được đánh giá cao, cũng như sau này các vai diễn của học trò tất thảy đều chỉn chu, phát huy được thế mạnh riêng của từng người.

Trong lớp học hay trên sàn tập, thầy Hội tính nóng như lửa, không vừa ý là lớn tiếng, còn cô Như, cũng nóng nhưng biết kiềm chế, nhỏ nhẹ mà kiên quyết, vậy mà trong đời thường, học trò lại gần gũi với thầy cô.

Mỗi lần có dịp vui vẻ, thầy trò rủ nhau đi ăn, bao giờ thầy cô cũng giành trả tiền, lâu dần các trò đâm ra ngại, thỉnh thoảng kiếm cớ để tặng quà.

Thấy vậy, thầy cô liền nói: "Quà duy nhất các em tặng thầy cô là phải học cho giỏi. Các em hãy cho chúng tôi những gì tiền bạc không mua được. Bây giờ đừng cho chúng tôi quà cáp gì hết". Từ đó về sau, không trò nào còn nghĩ đến chuyện tặng quà thầy cô.

Sân khấu Hoàng Thái Thanh kỷ niệm sinh nhật 9 tuổi cùng khán giả

...và những mùa quả ngọt

Không kể những học viên lớp học đầu tiên của Nhà hát Kịch TP thành danh đã lâu, nay chỉ còn vài người gắn bó với nghề mà tuổi tác cũng sắp lên chức ông chức bà, lớp học trò chính thức từ ngôi trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật gắn bó với hai nghệ sĩ Thành Hội - Ái Như tính đến nay, ít nhất cũng có thâm niên trên 10 năm, lâu nhất đã trên 20 năm.

Tất cả đều đã trở thành những người làm nghề cứng cáp, vững vàng, dù có được đóng đào kép chính hay chỉ chuyên trị vai tính cách. Tất cả đều đang sát cánh, chung tay cùng với thầy cô của mình xây dựng và gìn giữ thương hiệu sân khấu Hoàng Thái Thanh.

"Bây giờ "tụi nó" lớn rồi, đồng nghiệp rồi, không còn là thầy trò nữa cho dù vẫn gọi là thầy cô. Xưa mình cõng học trò đi, bây giờ mình và học trò nắm tay nhau, dắt tay nhau cùng đi trên một con đường" - nghệ sĩ Ái Như cười mà rưng rưng nước mắt.

Sự thành công ngoài sân khấu Hoàng Thái Thanh gần đây của Ngọc Duyên, Công Danh, Quốc Thịnh, Thanh Tuấn, Hoàng Vân Anh, Thế Hải, Tuyết Mai, Nguyễn Long... chính là món quà học trò trao tặng mà Thành Hội và Ái Như hằng mong muốn.

Những bài học thầy cô từng trút trao không chỉ giúp các nghệ sĩ trẻ ấy trở thành diễn viên giỏi nghề, mà trên cái nền cơ bản đó, tùy theo sở thích của mỗi người, còn phát huy được kỹ năng viết kịch bản, đạo diễn, thiết kế, âm thanh, ánh sáng, dẫn chương trình...

Từng ấy năm, đã có biết bao nhiêu trận khóc cười, "mệt mỏi với tụi nó", bao nhiêu chuyện thất tình lơ là học hành, giờ đây trong nội bộ Hoàng Thái Thanh đã có hai cặp đôi làm đám cưới, có thêm đàn cháu nhỏ gọi thầy cô bằng ông bà... Một gia đình đúng nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Một gia đình hình thành từ một lớp học, điều đó có lẽ chỉ có ở hai người thầy Thành Hội - Ái Như.

Diễn viên Thế Hải (học viên khóa 12 của nghệ sĩ Thành Hội - Ái Như):

Chúng tôi là một gia đình

Tôi có 13 năm gắn bó với thầy cô. Xưa kia thầy cô dẫn dắt tôi vào nghề, bây giờ là "sếp" ở sân khấu Hoàng Thái Thanh. Hai người thầy đã nuôi sống tôi từ đó cho đến bây giờ.

Trong ba năm học, thầy cô không cho học trò đi show. Lúc đó, tôi hơi bức xúc vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng bây giờ tôi biết ơn về nguyên tắc đó vì nhờ vậy tôi toàn tâm học tập nên mới trưởng thành như ngày nay.

Chúng tôi là một gia đình, bây giờ dù đủ lông đủ cánh, nhiều bạn có dịp bay ra được bên ngoài, song đến "bữa" vẫn bay về sân khấu Hoàng Thái Thanh bên "cha mẹ, anh chị em" của mình. Tôi hạnh phúc vì điều đó.

Đầu tiên là dạy và học nhân cách

* Trong quá trình dạy học, điều gì khiến cho thầy cô vui nhất và buồn nhất?

- Ái Như: Vui nhất là lúc thấy học trò mình giỏi, cùng chia sẻ với mình, cùng hiểu với mình. Buồn thì nhiều nỗi lắm nhưng mà thôi… Nỗi buồn thì cất đi, nói làm chi! Nhiều khi mình quên luôn.

- Thành Hội: Vui nhất là thấy tuyển được những em có năng khiếu. Buồn nhất là tuyển vào chỉ để đủ chỉ tiêu mà năng khiếu không có. Trường chính thống thua "lò" ở chỗ đó. Lò có tài mới nhận, không ai bắt họ nhận người bất tài vào học, còn ở trường phải theo chỉ tiêu vì đủ chỉ tiêu mới được rót đủ tiền. Đó là điều bất cập trong cách tuyển sinh hiện nay của các trường nghệ thuật công lập. Nhân tài đâu phải lá rụng mùa thu mà lấy chổi quét.

ảnh box phỏng vấn - ngay ra mat sna khau 02 2(read-only)

Nghệ sĩ Thành Hội và nghệ sĩ Ái Như trong ngày ra mắt sân khấu Hoàng Thái Thanh - Ảnh: GIA TIẾN

* Anh chị suy nghĩ như thế nào về chuyện dạy và học nghệ thuật?

- Ái Như: Đầu tiên là dạy và học nhân cách. Khi có đủ nhân cách, người ta mới hóa thân được. Với tôi, để làm được điều đó thì phải học cả đời, không bao giờ là đủ, như chúng tôi bây giờ vẫn phải rèn, phải học.

Không phải chỉ trò học mà thầy cũng phải luôn tự nhắc nhở mình như vậy. Ngày nào mình quên, mình cũng hư thôi. Nhân cách và tự trọng, nghề nghiệp dạy cho mình nhiều lắm.

- Thành Hội: Ông bà nói (không phải tôi), muốn làm thầy biết mười mới dạy được một. Muốn làm thầy phải tự hỏi đã biết mười chưa?

Một đạo diễn không có tác phẩm đi dạy đạo diễn; một diễn viên chưa có vai nào được cho là "tác phẩm" cũng đi dạy biểu diễn. Tất cả các thầy đúng nghĩa, biết mười chỉ dạy một, chưa dám dạy hai. Còn muốn làm trò phải biết kiên nhẫn, bền bỉ, biết trọng thầy.

TTO - Chuyện kể rằng hồi xửa hồi xưa nước biển ngọt lắm. Rồi có người đàn bà bị chồng phụ bạc, chị ngày ngày ra đứng trước biển ngóng chồng mà khóc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar