12/07/2017 20:40 GMT+7

Sân khấu Hà Nội và nỗi buồn kịch bản 'nông choèn'

ĐỨC TRIẾT
ĐỨC TRIẾT

TTO - Thêm một lần nữa sân khấu Hà Nội lại xới lên câu chuyện khán giả tại hội thảo Sân khấu Thủ đô với khán giả hôm nay, được Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức vào sáng 12-7.

Năm nào các nhà hát cũng công diễn vở mới song phần lớn là khán giả đến xem vì có vé mời. Trong ảnh: Một cảnh trong vở chèo Cánh chim trắng trong đêm của Nhà hát Chèo Hà Nội - Ảnh: Đức Triết
Các chương trình nghệ thuật, các vở diễn không được khán giả nhiệt tình đón nhận cho dù đó là thể loại nào đi chăng nữa, dù các đơn vị nghệ thuật đã liên tục tìm kiếm kịch bản mới, mời đạo diễn giỏi, có tên tuổi để dàn dựng với giá vé tương đối thấp. Việc chấp nhận vắng bóng người xem đang là một thực tế không thể né tránh.

NSND Trung Hiếu - Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội 

Nỗi buồn sân khấu vắng khán giả kéo dài mấy thập kỷ qua gần như bao trùm toàn không gian hội thảo khi không tham luận nào của các tác giả, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình và kể cả các nhà quản lý là không nhắc đến thực tế này trong bao nỗi xót xa.

Vắng vẫn hoàn vắng

Trừ Nhà hát múa rối Thăng Long, năm nào các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của Hà Nội như Nhà hát chèo Hà Nội, Nhà hát kịch Hà Nội, Nhà hát cải lương Hà Nội, Nhà hát xiếc và tạp kỹ Hà Nội cũng công diễn vở mới, chương trình mới. Dù thế khán giả đến rạp phần lớn là khán giả nhận vé mời, việc tổ chức biểu diễn thường xuyên tại rạp rất khó khăn vì khán giả không mặn mà.

Cũng có một số nhà hát tổ chức được chương trình biểu diễn phục vụ khách du lịch hay ký được vài chục suất biểu diễn hợp đồng theo mùa vụ (nhân các ngày lễ, tết) nhưng mới chỉ đủ lấy thu bù chi.

Ngay như với Nhà hát Múa rối Thăng Long - một đơn vị được sách Guiness châu Á ghi danh là nhà hát biểu diễn sáng đèn suốt 365 ngày trong năm nhưng theo NSƯT Đăng Tiến, nhà hát cũng mang mối lo “thua trên sân nhà” khi khán giả Tây chiếm đến 95% mỗi suất diễn.

Trong khi đó, những trò rối nước cổ truyền đã được biểu diễn suốt hơn 30 năm qua rồi dần dần sẽ không khỏi nhàm chán…

 “Nội dung các vở kịch né tránh đề tài được khán giả quan tâm là nguyên nhân lớn khiến người xem quay lưng với sân khấu"

Tác giả Nguyễn Hiếu

Sao khán giả thờ ơ?

Nếu như các nhà quản lý vẫn loanh quanh và luôn luôn viện ra nguyên cớ chính dẫn đến thực tế này vẫn là vì sân khấu không cạnh tranh được với các loại hình giải trí khác thì các tác giả, nhà nghiên cứu lại khá thẳng thắn vạch rõ những cái yếu, cái thiếu của sân khấu Hà Nội nói riêng và sân khấu cả nước nói chung hiện nay.

Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Hiếu đã gọi thực tế này là một bi kịch của sân khấu và đặt hàng loạt câu hỏi:

- Vì sao khán giả hiện nay lại không quan tâm đến kịch, không chịu bỏ tiền, bỏ thời gian đến với sân khấu?

- Sự chán kịch của dân ta bắt đầu từ đâu?

Để rồi ông lý giải: “Nội dung các vở kịch né tránh đề tài được khán giả quan tâm là nguyên nhân lớn khiến người xem quay lưng với sân khấu. Với những kịch bản nhàn nhạt phản ánh những vấn đề bên lề trung tâm, vòng xoáy của cuộc sống  thì làm sao đủ sức bắt người xem bỏ tiền ra mua vé vào rạp đêm đêm…”.

Tác giả Nguyễn Hiếu cũng cho rằng trong khi trình độ khoa học kỹ thuật của nhân loại đã tiến quá xa, các nhà viết kịch thế giới đi tìm nhiều phương pháp biểu hiện mới. Trong khi đó không ít các nhà hát, các đoàn kịch của ta giờ đây vẫn chọn kịch bản cổ lỗ, đề tài hiền lành lại trì trệ về nghệ thuật biểu hiện, trách chi người xem - nhất là người trẻ từ chối sân khấu.

Còn nhà nghiên cứu Đặng Hiển thì băn khoăn hỏi vì sao sân khấu không diễn những kịch bản lớn của đời? Vì theo ông, sân khấu hiện nay thường nói những điều đã nói rồi, biết rồi với kịch bản “nông choèn như vũng nước” trong khi trình độ khán giả đã khác xưa.

Theo ông, cái mà sân khấu cần là phải có cái nhìn mới, cách giải quyết vấn đề mới, chiều sâu mới của tư tưởng, cảm xúc, tạo nên những liên tưởng mới và có cái nhìn trước thời đại.

ĐỨC TRIẾT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar