18/11/2016 09:08 GMT+7

Liên hoan sân khấu thử nghiệm hun nóng sân khấu Thủ đô

ĐỨC TRIẾT
ĐỨC TRIẾT

TTO - Không phân biệt kịch ta hay kịch Tây, suất diễn nào của Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần 3 thì các rạp cũng gần đầy khán giả.

Rạp Đại Nam gần kín chỗ suất diễn vở kinh kịch Ramayana của Trung tâm Nghệ thuật kinh kịch Hà Nam, Trung Quốc - Ảnh: Đ.TRIẾT

Đó là chưa kể chỉ có hai ngày liên hoan rơi vào thứ bảy và chủ nhật (ngày 12 và 13-11), còn lại có đến sáu ngày đều rơi vào ngày thường.

Trước 16 suất diễn miễn phí, khán giả yêu sân khấu ở Hà Nội được dịp rủ nhau thưởng thức các vở kịch của chủ nhà đã tạo dư luận tốt như Dưới cát là nước của Nhà hát kịch nói Quân đội, Hamlet của Nhà hát Kịch Việt Nam.

Khán giả cũng được thỏa nỗi tò mò trước phiên bản rối cạn cho kịch tâm lý Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Nhà hát Múa rối Thăng Long hay săm soi bản phục dựng vở kịch hình thể Nguyễn Du với Kiều có gì mới so với bản công diễn năm 2012 đã ít nhiều gây tranh cãi về cái kết.

Đặc biệt, đây là cơ hội để nhiều khán giả được bước vào nhà hát tư nhân đầu tiên ở Hà Nội - Galaxy Star - và thưởng thức Ionah show.

Chẳng mấy khi kịch Nam ra Bắc, hai buổi diễn của hai đại diện sân khấu phương Nam là Nhà hát Thế Giới Trẻ với vở Mê Đê và Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ 5B với vở Giấc mơ luôn được săn đón.

Ngoài ra, suất diễn vở Bão - Đoàn kịch nói Công an nhân dân (9g ngày 18-11, rạp Đại Nam) - cũng được nhiều người chờ đợi vì muốn thưởng thức một bản dựng mới cho kịch bản sân khấu kinh điển cuối cùng của Shakespeare.

Trong khi đó, ban tổ chức đã khá lo ngại về khán giả với những suất diễn của các vở diễn quốc tế. Bởi lẽ kịch ta đã kén khách thì kịch Tây càng kén hơn.

Thế nhưng trái ngược với điều lo ngại ấy, những suất diễn của đoàn kịch Panama, Pháp, Philippines, Trung Quốc ở các rạp Nhà hát Tuổi Trẻ, Đại Nam vẫn vừa vặn khách.

Nhất là trong đêm diễn vở Bạch xà của Trung tâm Kịch nghệ Thượng Hải, Trung Quốc, rạp Công Nhân không chỉ chật kín hơn 500 chỗ, mà có nhiều khán giả chấp nhận đứng xem ở lối đi.

Hay như đêm diễn vở Khách sạn Thiên Đường của đoàn kịch Đức, cả ba tầng với hơn 600 chỗ của rạp Nhà hát Tuổi Trẻ cũng chật kín.

“Nhà chúng tôi ở Q.Ba Đình, cách các điểm rạp chừng vài kilômet. Ban ngày chúng tôi đi xe buýt, buổi tối về khuya thì gọi taxi. Buổi diễn nào cũng đáng xem cả...” - cùng với hai người bạn trong tổ dân phố không bỏ vở diễn nào của liên hoan, bà Nguyễn Thị Dậu cho biết.

Tuy vậy, liên hoan thiếu vắng những gương mặt nghệ sĩ trẻ ở hàng ghế khán giả - vốn phần lớn là nghệ sĩ của các nhà hát. Nghệ sĩ trẻ Minh Hải (Nhà hát Cải lương Việt Nam) bày tỏ rằng anh lấy làm tiếc trước việc nhiều người bỏ lỡ cơ hội được học tập nhiều phong cách sân khấu quốc tế ở ngay quê hương của mình.

Anh nói: “Tôi đều phải tranh thủ “lách” thời gian không phải tập luyện để xem. Kể ra những ngày liên hoan, việc luyện tập hằng ngày của nghệ sĩ được chuyển thành những buổi đến rạp xem kịch và học tập kinh nghiệm từ các đoàn bạn - nhất là các đoàn quốc tế - thì hay biết mấy”.

ĐỨC TRIẾT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar