05/10/2019 08:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sách cả đống trong nhà, vì sao con không chịu đọc?

HOÀNG CHÂU (Q.3, TP.HCM)
HOÀNG CHÂU (Q.3, TP.HCM)

TTO - Trong nhà toàn sách là sách, phòng nào cũng có tủ sách, sách xâm chiếm khắp nơi nhưng những đứa con của mẹ không hề đọc lấy một cuốn! Vì sao vậy?

Sách cả đống trong nhà, vì sao con không chịu đọc? - Ảnh 1.

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) đọc sách trong thư viện trường giờ ra chơi - Ảnh: NHƯ HÙNG

Tuổi Trẻ nhận được chia sẻ của một học sinh lớp 8 ở TP.HCM. Em đã từng không chịu đọc sách cho dù mẹ ép đủ kiểu, đến một ngày em chợt nhận ra mỗi cuốn sách là một câu chuyện, một thế giới. Và đây là câu chuyện của em.

Vài tháng trước, mọi người trong công ty mẹ đều nói: Mẹ làm sách mà sao con lại không thích đọc sách nhỉ? Chính mẹ cũng hay hỏi mình mấy câu tương tự. Kể từ sau buổi mua sách chiều hôm ấy, bây giờ điều khao khát nhất trong ngày của mình là được thảnh thơi để đọc hết một cuốn sách.

Buổi chiều "định mệnh"

Một buổi chiều mẹ dẫn hai chị em ra đường sách, vào một hiệu sách để mua sách cho mẹ. Mẹ không có chủ đích sẽ mua sách cho hai đứa vì đã chán ngấy và bỏ cuộc chuyện thúc ép con đọc sách. Nhưng lúc đó thì các bìa sách lại hấp dẫn đến độ hai chị em đã xin mẹ mua sách.

Mẹ nói mỗi đứa được chọn hai cuốn, mình và em không chần chừ gì, lấy cuốn mà hai đứa đã "me" nãy giờ. Do em út ở nhà nên mẹ đã tự chọn sách cho em và em rất thích.

Sáng hôm sau, cả ba chị em đều đọc sách. Mình cảm thấy có động lực hẳn, chẳng đứa nào màng đến chuyện chơi game. Và cứ thế, ngày này qua ngày khác, ba chị em đọc thi với nhau. Còn mẹ thì ra luật rằng cứ đọc 1-2 cuốn sẽ được mua một cuốn, 3-4 cuốn sẽ được mua hai cuốn, đứa đọc chậm nhất đương nhiên nhận được một chút chế giễu từ hai đứa kia nên hễ một đứa đọc là cả ba cùng đọc.

Mọi thứ cứ diễn ra như vậy. Đống sách chồng chất đầy nhà cuối cùng cũng dần được đọc, và từ ngày hôm đó chẳng ai nhớ là mình đã từng ghét sách như thế nào.

Những sai lầm của các bậc cha mẹ

* Sai lầm đầu tiên: "Cuốn này có vẻ rất phù hợp với con". Có bao giờ các bậc cha mẹ thấy review sách rất hấp dẫn và ngay lập tức mua sách cho con vì nghĩ nó phù hợp? Hoặc những lúc đi nhà sách đã thấy những cuốn con có vẻ sẽ thích và rất bổ ích nên đã mua ngay về cho con và mong con mình sẽ rất thích cuốn sách?

Mẹ mình đã làm y hệt như vậy một thời gian dài và khuân về nhà cả thùng sách chứ không phải vài cuốn. Kết cục là trong nhà, lầu trên lầu dưới toàn là sách, phòng nào cũng có tủ sách, sách xâm chiếm khắp nơi nhưng những đứa con của mẹ không hề đọc lấy một cuốn!

* Sai lầm thứ 2: "Con phải đọc sách nhiều vào thì mới thế này thế kia được". Không ai khuyên những đứa trẻ chơi game sẽ có lợi cho tương lai, vậy mà tụi nhỏ lại thích game đấy thôi. Cha mẹ nên khiến cho trẻ cảm thấy không đọc sách là một trong những thiếu thốn của trẻ.

Ví dụ khi con đang nói một câu mà không biết dùng từ gì để diễn tả, cha mẹ hãy nói nếu con đọc sách nhiều như cha mẹ thì con đã biết diễn đạt như thế nào, sách làm vốn từ của con phong phú lên đấy.

Chiêu này đảm bảo hiệu quả hơn chuyện cha mẹ cứ huyên thuyên cả ngày chuyện "đọc sách thì con mới giỏi được", có khi nghe nhiều quá âm thanh sẽ cứ ở ngoài tai mà không truyền lên não bộ.

* Sai lầm thứ 3: Cha mẹ không đọc sao bắt con đọc? Nếu cha mẹ không đọc sách làm gương cho con thì còn lâu con mới đọc sách. Cha mẹ cũng chẳng khuyên con được câu nào đâu, nên trước tiên hãy chắc mình đã đọc đủ nhiều sách để con bắt chước theo.

* Sai lầm thứ 4: Chưa từng thử bác bỏ thú vui của con. Nghe thì hơi lạ nhưng mà là đúng như vậy đấy. Nếu được lựa chọn, chắc chắn mọi người sẽ chọn những cái mình cảm giác giá trị nhất đối với bản thân và bỏ những cái còn lại sang một bên.

Trẻ con cũng vậy, nếu xung quanh có quá nhiều thứ thú vị thì trẻ chẳng ngốc đâu mà lại chọn cuốn sách (cái trẻ coi là nhàm chán nhất trần đời hoặc cái gì đó tương tự như thế). Vậy suy ra ta phải bỏ bớt những cái thú vị hơn sách đi, nhưng hãy lấy lý do thật khéo léo: chẳng hạn không xuống sân chơi vì trời mưa, không bấm điện thoại vì đã sử dụng quá mức quy định trong ngày...

Sau đó hãy đọc một cuốn sách khi ngồi cạnh con rồi giả vờ cười, chăm chú cau mày các thứ, hệt như đó là cuốn sách hay nhất đã từng đọc. Cha mẹ hãy nhớ là nếu con hỏi: có gì trong sách làm mẹ/cha cười vậy, hãy bảo không có gì, càng bí hiểm càng kích thích sự tò mò và làm trẻ hứng thú với sách.

Và cuối cùng, hãy dàn xếp để "vô tình bỏ quên" cuốn sách ở phòng con, để con một mình với quyển sách. Sự tò mò sẽ buộc bất cứ đứa trẻ nào phải tìm hiểu cặn kẽ thứ nó đang tò mò. Và con sẽ đọc sách.

Đọc giống thần tượng

Hãy nói với con rằng cầu thủ con yêu thích đã đọc cuốn sách này, ca sĩ con yêu thích đã đọc rất nhiều sách, nếu con muốn trở thành một người như họ thì hãy bắt đầu bằng việc đọc giống họ.

Rèn con yêu đọc sách, ba mẹ đang rèn cho con ý chí tự chủ

TTO - Trong xã hội quá áp lực hiện nay, không phải cha mẹ nào cũng biết đọc sách có thể giúp trẻ em xây dựng khả năng tự chủ, không quá cảm thấy bị chao đảo trước sức hút của vật chất, có nhiều sức mạnh để vượt qua những cám dỗ.

HOÀNG CHÂU (Q.3, TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?

Theo Cambridge International Education, số lượng học sinh dự thi các kỳ thi học thuật Cambridge năm 2024 cao kỷ lục, tăng 7 - 13% so với năm 2023, phản ánh sức hút mạnh mẽ của chương trình giáo dục quốc tế Cambridge trên toàn cầu.

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar