25/08/2019 10:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hướng đến tiết đọc sách trong nhà trường

N.HUY thực hiện
N.HUY thực hiện

TTO - Đó là một trong những mục tiêu của các tọa đàm mà Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức liên tục trong thời gian gần đây.

Hướng đến tiết đọc sách trong nhà trường - Ảnh 1.

Ông Lê Hoàng phát biểu tại tọa đàm “Làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?”, tháng 4-2019 - Ảnh: DUYÊN PHAN

"Chỉ khi nào tiết đọc sách trở thành nội dung chính thức được áp dụng trong chương trình phổ thông, chúng ta mới có hi vọng về một nền văn hóa đọc phát triển" - ông Lê Hoàng, phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, nguyên tổng biên tập báo Tuổi Trẻ khẳng định trước thềm tọa đàm "Thói quen đọc sách góp phần hình thành nhân cách cho học sinh như thế nào?", do Hội Xuất bản Việt Nam, Thành đoàn TP.HCM và Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp tổ chức ngày 27-8.

* Tại sao Hội Xuất bản Việt Nam tiếp tục phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm này, khi mà mới chỉ hơn 4 tháng trước đây, hội cũng đã tổ chức tọa đàm "Làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?"?

- Ông Lê Hoàng: Tọa đàm hồi tháng 4-2019 chúng tôi phối hợp cùng Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM tổ chức nhằm nhận diện thực trạng văn hóa đọc trong học sinh, sinh viên, đồng thời tìm kiếm các giải pháp khuyến khích hình thành thói quen đọc sách hữu ích. Tọa đàm thống nhất kiến nghị Sở Thông tin - truyền thông phối hợp với Sở GD-ĐT TP tham mưu cho UBND TP.HCM tổ chức thí điểm các tiết đọc sách trong các trường công lập trên địa bàn TP; đồng thời kiến nghị Bộ GD-ĐT và các cơ quan chức năng nghiên cứu chủ trương xây dựng tiết đọc sách, giờ đọc sách chính thức áp dụng với các trường cấp I, cấp II, III trên cả nước. Có thể nói, tọa đàm này mang tính chất khơi mào, mở màn cho các nỗ lực tổng thể góp phần hình thành thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc. Đến nay, với tình hình mới, bối cảnh mới, chúng tôi cho rằng đã chín muồi và cần thiết phải có thêm những "bứt phá".

* Thời điểm "chín muồi" là gì, ông có thể nói cụ thể hơn?

- Ngày 26-7 vừa qua, Ủy ban Đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực đã tổ chức hội nghị về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Tại phiên họp này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh "một bộ phận học sinh có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường vẫn còn diễn ra ở một số địa phương gây bức xúc, lo lắng cho xã hội". Bộ trưởng cũng cho biết một trong những nhiệm vụ được ngành giáo dục ưu tiên hàng đầu trong năm học tới là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Đồng hành cùng ngành giáo dục, Hội Xuất bản Việt Nam cùng Sở GD-ĐT và Thành đoàn TP.HCM phối hợp tổ chức tọa đàm nhằm khẳng định lợi ích của thói quen đọc sách và làm như thế nào để thói quen đọc sách góp phần tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của đội viên, học sinh; từ đó kêu gọi cộng đồng, gia đình, nhà trường, đoàn thể, chính quyền cùng hành động cho việc tạo dựng thói quen đọc sách cho đội viên, học sinh.

* Vậy mục tiêu cuối cùng của tọa đàm là gì, thưa ông?

- Tọa đàm lần này có hơn 20 tham luận của các thầy cô giáo, phụ huynh, các nhà nghiên cứu, các học sinh cấp I, II, III. Đó là những câu chuyện thực tế, sinh động chứng minh một cách thuyết phục rằng sách thật sự có tác động mạnh mẽ, tích cực đến việc hình thành tri thức và nhân cách của các em. Cũng hầu hết ý kiến từ các tham luận cho thấy sự cần thiết phải xây dựng tiết đọc sách trong khung giờ chính thức của nhà trường.

Từ cuộc tọa đàm này, Hội Xuất bản Việt Nam, Sở GD-ĐT và Thành đoàn TP.HCM cũng thống nhất sẽ ban hành thông báo liên tịch để đẩy mạnh các giải pháp xây dựng thói quen đọc sách nhằm tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của đội viên, học sinh trên địa bàn TP.

Góp phần thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Việc hình thành và phát triển thói quen đọc sách cho học sinh trong nhà trường xét cho cùng cũng chính là góp phần thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Bởi lẽ chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến việc hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; 10 năng lực cốt lõi gồm 3 năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và 7 năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất)...

Ông LÊ HOÀNG

* Cô NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH (Trường tiểu học Triệu Thị Trinh, Q.10, TP.HCM):

Nhằm thực hiện tốt mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi kiến nghị Sở GD-ĐT TP.HCM nên có 1 tiết đọc sách trong thời khóa biểu chính khóa. Trong khi chờ đợi xem xét, tôi mong rằng trong năm học này sở cho phép các trường thực hiện tích hợp tiết đọc sách trong tiết sinh hoạt lớp để giúp học sinh phát triển tốt về mặt trí tuệ và tình cảm, giúp xã hội nhanh chóng có thật nhiều những mầm xanh tốt đẹp nhất.

* Cô ĐỖ HOÀNG MAI (Trường tiểu học Trần Văn Ơn, Q.11, TP.HCM):

Tôi có cơ hội được tiếp xúc và trao đổi với một số đồng nghiệp, hầu hết các thầy cô đều thấy học sinh của mình có sự thay đổi về các thói quen tốt sau khi nhà trường triển khai tiết dạy đọc sách thành tiết chính thức. Thiết nghĩ, tại sao chúng ta không đưa môn học đọc sách vào chương trình giảng dạy chính thức của Bộ GD-ĐT. Trong khi bộ chưa có quyết định chính thức thì như giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn trả lời báo chí, sở hướng dẫn các trường chủ động xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn, đưa hoạt động trải nghiệm vào chương trình giáo dục chính khóa, như vậy theo tôi, các trường có thể vận dụng điều phối chương trình dạy và học để mỗi tuần học sinh có được ít nhất một tiết đọc sách.

Đọc sách tương tác cùng trẻ

TTO - Là khái niệm không quá mới với những độc giả tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển, nhưng thuật ngữ "đọc sách tương tác" (interactive reading) lại có vẻ như chưa được biết đến nhiều ở nước ta.

N.HUY thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm đợt thi đánh giá năng lực cho thí sinh bị sự cố

Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực đợt bổ sung, dành cho thí sinh bị ảnh hưởng bởi sự cố trong kỳ thi đợt 2 năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm đợt thi đánh giá năng lực cho thí sinh bị sự cố

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Đại học Quốc gia TP.HCM kéo dài thời gian nhận hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào học các trường đại học thành viên năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Hôm nay 2-7, sau nhiều ngày diễn ra kỳ khảo sát vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa, một số phụ huynh vẫn phản ánh đề thi có nhiều lỗi dẫn đến kết quả thi không minh bạch.

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh tranh thủ tìm hiểu môi trường đại học, chính sách học phí và học bổng - những yếu tố quan trọng cho việc chọn chặng đường phía trước.

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Không gián đoạn chấm thi sau sáp nhập, đặt quyền lợi thí sinh lên hàng đầu

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu không để đứt gãy, gián đoạn việc chấm thi do sáp nhập đơn vị hành chính.

Không gián đoạn chấm thi sau sáp nhập, đặt quyền lợi thí sinh lên hàng đầu

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar