09/01/2023 15:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ruộng cỏ khô để dành

Mẹ và con cách nhau một trăm cây số, không gần mà cũng chẳng xa xôi. Năm chị em con, cách nhau đủ xa để nhớ, đủ gần để ới một tiếng là có thể gặp.

Ruộng cỏ khô để dành - Ảnh 1.

Mẹ và các con dịp năm mới 2022

Cuối tuần cùng nhau về mẹ, chia nhau vạt rau mẹ trồng, vài loại trái cây nhặt từ vườn nhà và rổ trứng mẹ mới gom. Con gà to đẻ trái trứng to, con gà nhỏ đẻ trái trứng nhỏ nhưng to, nhỏ gì thì "trứng bà" cũng là món quà mà bạn bè con ở phố phải ước ao.

Trước tháng chạp có ngày giỗ cha. Năm nào chuyện ăn Tết cũng được luận bàn trong đám giỗ dẫu "kịch bản" bao năm rồi chẳng thay. 

Ngay cả khi "chốt" phương án rồi thì chuyện Tết nhất vẫn tiếp tục rôm rả, náo nhiệt trên nhóm chung của ba thế hệ, kéo dài chừng nào đến Tết mới thôi. 

Chị Hai, anh Ba là cán bộ hưu trí, đồng "tỉ phú thời gian" sẽ về mẹ từ sớm; để làm heo, gói bánh, làm hành, ngâm kiệu, phơi rau củ, giúp dọn dẹp ngôi nhà chung và tảo mộ cha. 

Anh Tư là nông dân, cũng là chủ nhà dễ tính nên ai về, ai nói, ai khen chê cũng mặc lòng, sẵn sàng "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành" nếu được phân công. 

Chị Năm là cô giáo, chăm chỉ, đảm đang và có "tài" làm vài món mứt truyền thống ngọt sắt. Năm nào cũng hì hụi làm, chia bịch rồi năn nỉ gửi tặng để rồi ai cũng "vì nể nên nhận, bởi thương mà ăn". 

Con út ít, quen được chiều chuộng nên Tết đến, chủ yếu thực hiện quyền, nghĩa vụ chẳng đáng là bao.

Hai chín tháng chạp, "chia của" xong thì nhà nào về lo Tết nhà nấy. Mẹ vẫn dặn, Tết nhất, nhà ai cũng có ông bà, tổ tiên, có thổ công, thổ địa nên phải lo chu toàn cho ngôi nhà riêng của mình, trước khi tập trung về ngôi nhà lớn.

Đêm giao thừa, tại các "điểm cầu", mọi nhà theo chân Táo quân lên Thiên đình chầu trời trên sóng truyền hình. Cười thỏa thuê, nhắc nhau ghi nhớ những câu nói ngộ ngộ, vui vui của các Táo để ra giêng tụ tập có cái mà dùng. 

Rồi cả nhà online đón thời khắc chuyển giao năm mới. Gia đình anh Tư sẽ đưa tin suốt "quá trình" thắp lên ngọn lửa đêm giao thừa bằng việc đốt một đống lửa lớn giữa ruộng. Thi thoảng lại ném thêm nắm muối hạt làm bùng lên những đốm pháo hoa. 

Ruộng cỏ khô để dành - Ảnh 2.

“Pháo hoa” của riêng nhà mình

Chúc tụng, hò reo, cười nói, đến mệt nhoài thì cả nhà đi ngủ. Phải lấy sức để sáng hôm sau, tất cả lên đường về bà để gặp nhau trong bữa cơm đầu năm cúng gia tiên và sum họp gia đình.

Ngày Tết, nhà mình vẫn giữ nếp đi thăm hỏi, mừng tuổi bà con cùng hàng xóm láng giềng; để nhận và chúc cho nhau về những điều tốt lành. Những câu chuyện năm mới luôn gắn với chuyện ngày xưa, kể hoài không chán; để thương về cha, nhớ ông bà, tổ tiên, nhớ quê hương bản quán và nhắc nhau về hạnh phúc hiện thời.

Con nhớ những ngày Tết, khi nào về nhà, ba chị em con cũng diện đồ của mẹ. Đồ của mẹ cũng là đồ của con dẫu đồ của con chẳng bao giờ có thể thành đồ của mẹ. 

Những bộ đồ sậm màu của bà lão U90, hơi ngắn nhưng với con, bộ nào cũng thấy hợp, thấy vừa. Tấm áo mang mùi thơm thân thương của mẹ cùng hương mùa xuân, lại thêm mùi nhang Bài vấn vít quyện hương, bấy nhiêu đủ cho con thấy mùa xuân thật diệu kỳ.

Vui nhất, "bản sắc" nhất là những ngày xuân, nhà mình bỗng thành nhà có nhiều bà. Bốn mẹ con, dẫu cho độ tuổi khác nhau nhưng bởi dáng vóc điệu bộ từa tựa nhau, lại diện chung đồ, còn thêm "đạo cụ" nón lá, dép tổ ong thì khách mùa xuân đến chơi nhà, bỗng thấy mình thành bối rối. 

Trước sân, trong bếp, ngoài vườn và dáng ngồi trong phòng khách, biết ai là bà để lời hỏi chào không bị lạc lối mùa xuân. Người không thể phân biệt, cứ tự nhiên chào bà bởi nhiều khi "bà trẻ" nhập vai vẫn đạt như thường. 

Bởi vậy, chỉ ngày xuân mới có chuyện bà biết đi xe máy, bà hát karaoke "Tình ca mùa xuân" da diết, ngọt ngào…

Cuối năm bận bịu, lâu rồi chị em con chưa được tập trung đủ đầy. Nhớ bao nhiêu mùi vai áo mẹ. Phảng phất mùi hương quen, trầm, nhẹ và nồng nàn. Quen nên nhớ. Vì nhớ nên mãi mong về.

Chị Hai vẫn xuất sắc vai trò "ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng"; ngồi nhà nhưng vẫn lang thang khắp mọi miền đất nước kiếm "của ngon, vật lạ" nhưng bổ, rẻ để chuẩn bị cho mùa Tết của nhà mình: Nếp Tú Lệ, miến dong Phia Đén, tép Dầu Ba Bể, chè Vằng Cao Bằng, tôm đất Cà Mau, cả nấm hương, mộc nhĩ cũng đã tập hợp đủ rồi. 

Phần của mọi nhà đã được chị Hai chia đều, chỉ chờ người đến lấy. Dẫu biết ăn không được bao nhiêu nhưng đã ăn Tết cần phải nhiều, lạ, vui và phải khuấy lên không khí rộn ràng.

Giao thừa năm này, không chỉ là một đống củi, đã có cả một ruộng cỏ khô nho nhỏ anh Tư để dành. Sẽ dọn bờ ranh chống cháy lan và chuẩn bị "phương án" phòng cháy chữa cháy kỹ càng, để sẵn sàng cho ngọn lửa mùa xuân cháy sáng. 

Nhiều ý kiến can ngăn, chỉ cần đống củi truyền thống là tuyệt rồi. Nhưng anh Tư khăng khăng, năm này phải khác; cây cỏ trên đồng đã khô, vậy nên một ruộng lửa cháy để đốt hết những xui xẻo, muộn phiền. 

Đêm giao thừa, chính tay anh Tư sẽ châm lên ngọn lửa, ruộng cỏ khô sẽ bùng cháy, thắp lên mong muốn và hy vọng của năm mới Quý Mão.

Để chúc mẹ của chúng con luôn mạnh khỏe, sống thọ; tiếp tục là bến đỗ bình an cho chúng con thương nhớ đi, về. Để chúc đại gia đình mình cùng muôn nhà luôn gặp những điều tốt lành, mạnh khỏe, thuận lợi, bình an và hạnh phúc.

TRÂM OANH

Cảm ơn gần 120 bạn đọc đã gửi bài Về nhà

Cuộc thi viết "Về nhà" là nơi để bạn đọc chia sẻ những cuộc trở về nhà - trở về gia đình yêu dấu của mình trong mùa xuân với những cuộc đoàn tụ đong đầy cảm xúc, để rồi từ đó ở lại hay ra đi rồi cũng hướng tới sống tốt hơn, chăm chút hơn cho gia đình và xã hội.

Cuộc thi dành cho mọi bạn đọc trong và ngoài nước. Bài viết không quá 1.200 chữ, ưu tiên kèm ảnh hoặc video giới hạn 5 phút..., gửi về địa chỉ email: [email protected].

Giải thưởng Về nhà: 1 giải nhất: 20 triệu đồng; 1 giải nhì: 15 triệu đồng; 1 giải ba: 10 triệu đồng; 10 giải khuyến khích: mỗi giải 5 triệu đồng.

Thời gian nhận bài dự thi: từ 3-1 đến hết ngày 1-3-2023.

pháo hoa

Tính đến ngày 9-1, cuộc thi đã nhận được hơn 115 bài dự thi. Cảm ơn các bạn:

phanh dang, loan nguyen, Nguyễn Hà Tiên, Trang Nguyễn Thị Thùy, thai hoang, Thu Hien, Chung Thanh Huy, ngoc thach, Mỹ Châu Nguyễn Thị, Nguyễn Tấn Lộc, Thu Vũ, Tanthoi Le, tam tranvan, Hiển Bùi, Tuan Bui thanh, Dương Lê Đức, Bình Nguyễn Thanh, TCKT_ To Uyen-SPC, Phương Thảo Nguyễn, Lê Thảo, Ngọc Dung Huỳnh, Hiếu Nguyễn Văn, Hiếu Nguyễn, Nguyễn Thị Diệu Phước, Lê Quốc Kỳ, Trang Chu, Xuân Nguyễn Duy, Hương Giang Nguyễn Thị, Hiệp Trinh, Chí Nguyên Trần, Hà Thu, Tha Trương, Nhu Tran, Thảo Nguyễn Hoàng, Quoi Tran, Trisha Võ, Nhung Mai, Dũng Mai Đức, Pham Trang, Thương Hoàng, Can Dung, Thanh Lê, Thị Tâm Nguyễn, Đào Nguyễn, Minh Huyền Vũ Thị, Long Trieu, Nga Cao, 32.Trần Khánh Vy FK9, Nẻo Về Thiện Lành, Em Nguyên, Nhung Lê Thị, Bích Hà, Lê Minh Hải PT, Nguyễn Oanh, Hà Trần, Thảo Nguyễn Hoàng, cương kim, Đinh Trung, MAP MINH, Thành Đồng Nguyễn, Kim Hà Trần, Nguyễn Quốc Vỹ, Lê Văn Lượng, Da Nguyen, Trần Minh Hợp, huu nhan nguyen, Thảo Nguyễn Hoàng, Trần Hiếu Nguyễn, luan van, Quang Ngo, Văn Lộc, Đạt Nguyễn Huỳnh, Thi Tâm Nguyen...

BAN TỔ CHỨC

TP.HCM tổ chức bắn pháo hoa đón Tết cổ truyền tại 6 điểm

Đón Tết cổ truyền 2023, TP tổ chức bắn pháo hoa tại 6 điểm, trong đó có 2 điểm mới là Khu tưởng niệm liệt sĩ Mậu Thân 1968 (huyện Bình Chánh) và tại thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Sau sự ra đi đột ngột của PGS Phạm Văn Tình, giới văn chương và khoa học ở Hà Nội lại đón thêm tin buồn bất ngờ: PGS.TS Trần Khánh Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - qua đời tối 11-5.

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar