17/03/2023 08:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ruộng biến thành sông do khai thác cát?

Những thửa ruộng của dân nằm dọc sông Krông Nô, đoạn qua xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đang biến thành sông. Có những đoạn sông bị ngoạm vào bờ hàng trăm mét, nhưng các tàu hút cát vẫn hoạt động hết công suất.

Nhiều tàu hút cát có dấu hiệu tiến sát vào bờ để hút được nhiều cáthơn khiến ruộng biến thành sông - Ảnh: T.T.

Nhiều tàu hút cát có dấu hiệu tiến sát vào bờ để hút được nhiều cáthơn khiến ruộng biến thành sông - Ảnh: T.T.

Dù vậy, chính quyền địa phương lại nói chỉ có vai trò "trọng tài" trong tranh chấp giữa doanh nghiệp khai thác cát và người dân có ruộng bị ảnh hưởng.

Ruộng biến thành sông

Từ chân cầu Nam Kar giữa xã Nam Kar, huyện Lắk (Đắk Lắk) với xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đi men theo bờ sông Krông Nô hơn 6km có tới 5 doanh nghiệp khai thác cát như: Công ty TNHH MTV khai thác khoáng sản Phước Lộc, Doanh nghiệp tư nhân Văn Hồng, Công ty TNHH MTV khai thác khoáng sản Quảng Phú...

Trên khúc sông này, có hơn chục chiếc tàu hút cát của các doanh nghiệp đang nổ máy rầm vang. Một số tàu còn tiến vào gần bờ sông khu vực sạt lở để hút cát.

Theo người dân, việc khai thác cát quá mức ở đoạn sông ngắn, cùng với hoạt động bất ngờ của thủy điện Chư Pông Krông (công suất 8MW, do Công ty TNHH MTV xây lắp điện Hưng Phúc làm chủ đầu tư), vào cuối năm 2022 khiến nhiều đoạn sông sạt lở nghiêm trọng thêm.

Ông Y Chim Niê, một hộ dân có ruộng tại đây, than thở rằng mỗi năm sông lại lấn vào bờ mấy chục mét. Gia đình ông khiếu nại, công ty khai thác cát lại đến thỏa thuận bồi thường diện tích đất bị sạt lở để dân rút đơn.

Cuối năm 2022, Nhà máy thủy điện Chư Pông Krông tích nước, xả đáy bất ngờ, thêm nhiều diện tích đất của dân lại sạt lở, "làm mồi" cho các tàu hút cát.

"Tôi nghe xã nói, theo quy định tàu hút cát phải cách bờ 20m nhưng đất sạt đến đâu tàu cũng lấn theo đến đó. Ruộng cứ sạt mãi, thành sông, thành cát cho họ hút hết", ông Y Chim Niê nói.

Mới đây Công ty Hưng Phúc và DNTN Văn Hồng bồi thường cho những hộ dân bị sạt lở đất. "Chúng tôi nhận tiền rồi, 115 triệu đồng/sào. Tuy nhiên vẫn sợ năm sau sông lại ngoạm thêm vào bờ vì đất đã bồi thường, công ty cát được toàn quyền sử dụng", ông Y Trơi lo lắng.

Đại diện Công ty thủy điện Hưng Phúc cho biết khi có yêu cầu của ngành chức năng, doanh nghiệp đã rà soát và bồi thường cho các hộ dân bị thiệt hại. "Việc sạt lở bờ sông diễn ra từ nhiều năm nay, do các đơn vị khai thác cát là chủ yếu, không thể đổ lỗi hết cho chúng tôi", đại diện Công ty thủy điện Hưng Phúc nói.

Tàu hút cát mang sốhiệu ĐNô 0010 của Doanh nghiệp tư nhân Văn Hồng hết hạn đăng kiểm 22-10-2022 vẫn ngang nhiên đi hút cát - Ảnh: T.T.

Tàu hút cát mang sốhiệu ĐNô 0010 của Doanh nghiệp tư nhân Văn Hồng hết hạn đăng kiểm 22-10-2022 vẫn ngang nhiên đi hút cát - Ảnh: T.T.

Phải cấm khai thác ở vùng sạt lở

Nói về tình trạng sạt lở ruộng biến thành sông, ông Nguyễn Chung Huy, trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Nô, cho biết từ cuối năm 2022 đến nay, có 30 hộ dân tại xã Quảng Phú có đơn kiến nghị về việc đất bị sạt lở. Công ty thủy điện Hưng Phúc đã bồi thường, hỗ trợ tổng cộng khoảng 8 tỉ đồng cho tất cả các hộ dân.

Có 2/5 công ty khai thác cát (đoạn sông qua xã Quảng Phú) làm sạt lở bờ sông cùng thủy điện thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ cho người dân. Các công ty khai thác cát khác trên địa bàn vẫn lặng thinh, chưa có báo cáo.

Trước đó, khi đánh giá việc sạt lở bờ sông, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông khẳng định nguyên nhân chủ yếu là do thủy điện Chư Pông Krông xả đáy vào cuối năm 2022.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Minh, phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, lại khẳng định không phải chỉ do thủy điện làm sạt lở bờ sông mà có nhiều nguyên nhân cộng hưởng như do địa chất, khai thác cát, hoạt động thủy điện.

"Mới đây UBND tỉnh Đắk Nông có kết luận nguyên nhân, yêu cầu Công ty thủy điện Hưng Phúc phối hợp với các công ty khai thác cát để đánh giá lại nguyên nhân gây sạt trượt khu vực này. Qua đó có phương án phục hồi bờ sông, bồi thường cho dân", ông Minh nói.

Kết luận về khai thác cát đóng dấu mật?

Ông Nguyễn Chung Huy, trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Nô, cho biết các doanh nghiệp được khai thác cát cách bờ 20m.

Việc xác định bờ thời điểm ban đầu cấp phép hay lúc tàu đang hút lại chưa thấy quy định. Điều này dẫn đến việc sạt lở càng nghiêm trọng vì sông sạt đến đâu, tàu cát vào hút đến đó.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Trọng Yên, phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, nói ông đã họp, có kết luận, đề nghị phóng viên liên hệ Văn phòng UBND tỉnh lấy văn bản.

Sau nhiều lần liên lạc, đến trực tiếp thì Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông Trần Văn Diêu ban đầu bận họp, sau cùng nói văn bản đóng dấu mật, không thể cung cấp.

Ông Diêu không giải thích tại sao văn bản kết luận về tình trạng sạt lở bờ sông do các công ty cát gây ra lại đóng dấu mật.

Làng, ruộng biến mất vì khai thác cát

Dải phù sa ở sông Vu Gia nằm dọc xã Đại Hồng, nơi sản xuất hoa màu quy mô lớn của người dân huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Đây cũng là nơi nạn khai thác cát hoành hành bấy lâu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dông mạnh đang kéo đến, cảnh báo mưa đá tại Củ Chi, Thủ Đức và nhiều quận huyện TP.HCM

Tối 11-5, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên phát thông báo cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại TP.HCM.

Dông mạnh đang kéo đến, cảnh báo mưa đá tại Củ Chi, Thủ Đức và nhiều quận huyện TP.HCM

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn để thực hiện đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang trong giai đoạn 2026 - 2030.

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Chiếc xe tải bất ngờ tông vào nhà dân ở thôn Tân Thành (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến bé gái 1 tuổi qua đời, chị của bé bị thương.

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Cần Thơ triển khai nội dung kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai

Việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra liên quan đến sai phạm đất đai hoàn thành chậm nhất trong tháng 6-2025.

Cần Thơ triển khai nội dung kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar