05/04/2020 10:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Rụng tim' với các anh nuôi ở trại cách ly

THÁI BÁ DŨNG - NG.KHÁNH
THÁI BÁ DŨNG - NG.KHÁNH

TTO - Những ngày cách ly trong các doanh trại quân đội, hình ảnh làm 'rụng tim' nhiều chị em và người cách ly nhất có lẽ là những người lính hậu cần chuyên lo chuyện bếp núc, cơm nước. Họ được gọi thân mật là 'anh nuôi'.

Rụng tim với các anh nuôi ở trại cách ly - Ảnh 1.

Hai chiến sĩ tại Trường Quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô chuyển các túi cơm hộp vào khu vực tập kết trước khi được chia cho những người dân bị cách l y

Để người dân yên tâm ăn ở tại doanh trại, mỗi ngày các "anh nuôi" phải dậy từ sáng sớm để ra chợ mua rau, cá, thịt… Nguyên liệu được đưa về để nhóm củi chế biến, nấu nướng.

Những phần ăn sáng nóng hổi được bưng tới phòng cách ly ngay khi người dân còn đang vùi trong chăn. Rồi họ lại tất tả lo bữa trưa, bữa tối và kết thúc công việc sau 22h với tờ thực đơn cho ngày hôm sau.

Chúng tôi đã nhìn thấy được những dòng viết nắn nót rồi dúi vào tay những người lính hoặc gửi lòng thương quý qua đôi mắt ngày rời doanh trại.

"Tập thể chị em phòng 19-3 gửi muôn vàn lời yêu thương tới những người làm nhiệm vụ cao cả. 14 ngày cách ly ngắn ngủi nhưng đủ để chở đầy trong chúng tôi những tình cảm.

Chúng tôi mong sẽ thấy các anh luôn được khỏe mạnh, bình an để đẩy lùi dịch bệnh, để chúng ta có thể sống lạc quan và không sợ hãi" - thư của một người cách ly ở Trung tâm huấn luyện dự bị động viên Đồng Xanh - Đồng Nghệ - Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng gửi những người lính.

Còn tại Trường Quân sự - Bộ tư lệnh Thủ đô, các "anh nuôi" được chia làm hai tổ để phụ trách việc ăn uống. Một nhóm sẽ phụ trách việc chế biến, phân chia thức ăn tại nhà bếp.

Sau khi chế biến và sắp xếp vào trong các hộp, một nhóm vận chuyển thức ăn đến các phòng cho những người dân đang cách ly.

Rụng tim với các anh nuôi ở trại cách ly - Ảnh 2.

Thức ăn sau khi được chuyển lên từ bếp, các “anh nuôi” đưa ra phia ngoài và chia từng khẩu phần ăn

Rụng tim với các anh nuôi ở trại cách ly - Ảnh 3.

Những suất cơm nóng sốt được chuyển tới tay người cách ly theo một khung giờ cố định mỗi ngày

Rụng tim với các anh nuôi ở trại cách ly - Ảnh 4.

Thực đơn món chính bữa tối gồm cá kho, giò và rau xanh tại Trường Quân sự tỉnh Lào Cai

Rụng tim với các anh nuôi ở trại cách ly - Ảnh 5.

“Anh nuôi” bộ phận bếp ăn dùng củi nấu nồi hơi để chế biến thức ăn

Rụng tim với các anh nuôi ở trại cách ly - Ảnh 6.

Khẩu phần ăn cho người cách ly được tăng chất lượng, nâng từ 57.000 đồng lên 80.000 đồng/ngày

Rụng tim với các anh nuôi ở trại cách ly - Ảnh 7.

Những nồi cơm lớn được nấu tập trung bằng lò hơi rất sạch sẽ, thơm ngon

Rụng tim với các anh nuôi ở trại cách ly - Ảnh 8.

Đẩy xe chở cơm vào khu vực cách ly

Rụng tim với các anh nuôi ở trại cách ly - Ảnh 9.

Chuẩn bị bữa tối tại Trường Quân sự tỉnh Lào Cai

Giúp nhau đo nhiệt độ, khám tim phổi khi tự cách ly

TTO - Tại ký túc xá, sinh viên giúp nhau kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ, khám tim phổi hằng ngày. Sau 14 ngày tự cách ly, sức khỏe ai cũng ổn định, tiếp tục chấp hành quy định cách ly xã hội đến hết 15-4.

THÁI BÁ DŨNG - NG.KHÁNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar