17/07/2021 17:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhật ký mùa dịch COVID-19: Tiếng còi hụ giữa mùa COVID

NHÀ VĂN - PGS TS NGUYỄN HOÀI NAM
NHÀ VĂN - PGS TS NGUYỄN HOÀI NAM

TTO - Tối qua ngủ sớm, mới 9h đã lên giường. Phòng mạch vắng bệnh nhân, mùa dịch mà. Cả thành phố đang giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Đây là quãng thời gian khá dài với thành phố năng động vào bậc nhất nước là TP.HCM.

Nhật ký mùa dịch COVID-19: Tiếng còi hụ giữa mùa COVID - Ảnh 1.

Minh họa: DAD

Tôi thở dài không biết có chuyện gì đây, giữa mùa dịch giã, tiếng còi hụ làm não lòng người, không biết anh em tài xế và những người quản lý xe cứu thương có biết không, có thật cần thiết khi hụ còi quá to và có cần hụ còi khi đường vắng không cần sự ưu tiên giữa mùa dịch giã, khi mà lòng người đang ngổn ngang những nỗi lo âu, lúc mà tất cả chúng ta rất đang cần sự bình an để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.

NHÀ VĂN - PGS.TS NGUYỄN HOÀI NAM

Con đường nhà tôi ở trước khi có dịch đông vui nhộn nhịp người qua lại đến tận 2-3h sáng nay mới 8h tối đã vắng lặng không một bóng người. Cái vắng lặng đến nao lòng của người dân Sài Gòn vốn dĩ ồn ào cuồng nhiệt đầy sức sống của miền nhiệt đới.

Ngủ sớm quá cũng khó bởi vì tôi, cũng như những người dân ở đây, đã quen rồi với những giấc ngủ khuya muộn màng khi mà mọi công việc trong ngày đã tạm giải quyết xong và mọi người chìm vào giấc ngủ ngon không mộng mị, không trăn trở của một con người bình an vô tư lự.

Sau hơn nửa tiếng đồng hồ trăn trở tôi cũng dần chìm vào giấc ngủ. Tiếng chuông điện thoại vang lên rền rã réo rắt thúc giục. Là một bác sĩ, tôi sợ nhất tiếng chuông điện thoại và lúc nửa đêm.

Không biết có bệnh nhân cấp cứu nào không? Không biết bệnh nhân nặng hồi chiều có trở nặng thêm hay không và nhất là bệnh nhân mới mổ ngày hôm nay có biến chứng gì có cần mổ lại hay không? Thật là trăm nỗi lo cho một kiếp nhân sinh đã ôm vào người cái nghề cũng là cái nghiệp làm thầy thuốc cứu người.

Tiếp theo những cuộc điện thoại lúc nửa đêm về sáng như vậy là trong phần lớn các trường hợp tôi nằm khắc khoải chờ đợi tiếng còi hụ của chiếc xe cứu thương đến chở mình vào bệnh viện để cấp cứu bệnh nhân.

Thông thường mấy anh tài xế lái xe cứu thương thường thích hụ còi rất lớn làm cả khu phố thức giấc và nhất là những người già rất khó dỗ lại giấc ngủ, họ thao thức suốt phần còn lại của đêm khuya cho nên rất nhiều người lớn tuổi thích có nhà trong hẻm hơn nhà ngoài phố.

Nhưng những người trẻ thì thích nhà ngoài đường hơn. Tiện kinh doanh lại dễ thể hiện đẳng cấp. "Nhà mặt phố, bố làm to mà".

Tôi thường nói với anh em tài xế là không cần phải hụ còi đâu, ban đêm giờ này đường vắng vẻ có ai gây ùn tắc giao thông đâu mà hụ còi. Rất nhiều người không biết rằng có hai loại xe mang dấu hồng thập tự, loại xe chuyên chở bệnh nhân thì không cần hụ còi và nháy đèn ưu tiên.

Loại thứ hai là xe chở bệnh nhân hay thầy thuốc đi cấp cứu, xe này rất cần yếu tố thời gian. Cứu bệnh như cứu hỏa mà. Những xe này có thể dùng còi hụ và đèn ưu tiên.

Tuy nhiên cũng tùy nơi tùy lúc thật cần thiết bởi vì nói thật với các bạn là tiếng còi hụ của xe dù là cứu thương hay xe cứu hỏa đi chăng nữa cũng làm cho mọi người một cảm giác lo âu, chết chóc. Nó xé tan bầu trời bình an của mọi người, nên đối với tôi là một thầy thuốc lâu năm vẫn có một cảm giác bất an, lo lắng trong lòng.

Trưa nay trên đường đi làm về tôi thấy một đoàn 6 chiếc xe cứu thương hụ còi ầm ĩ chạy như bay trên con đường vắng không người.

Tôi thở dài không biết có chuyện gì đây, giữa mùa dịch giã, tiếng còi hụ làm não lòng người, không biết anh em tài xế và những người quản lý xe cứu thương có biết không, có thật cần thiết khi hụ còi quá to và có cần hụ còi khi đường vắng không cần sự ưu tiên giữa mùa dịch giã, khi mà lòng người đang ngổn ngang những nỗi lo âu, lúc mà tất cả chúng ta rất đang cần sự bình an để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Riêng tôi, một người thầy thuốc tuy đã rất quen với tiếng chuông điện thoại lúc nửa đêm, quen với tiếng còi hụ xe cứu thương hằng ngày và nhất là trong mùa dịch giã này rất mong những tiếng còi hụ sẽ bớt gào thét trong đêm.

Hãy hạ volume xuống ở mức vừa đủ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết. Tránh làm khuấy động những giấc ngủ muộn màng và làm nặng thêm những lo toan của cuộc sống hằng ngày, giữa mùa dịch giã đang ra sức hoành hành như thế này.

COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến phụ nữ

TTO - Đối với vô số phụ nữ ở mọi nền kinh tế, cùng với việc mất thu nhập, gánh nặng chăm sóc con cái và công việc gia đình không được trả lương đã bùng phát.

NHÀ VĂN - PGS TS NGUYỄN HOÀI NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar