19/11/2024 21:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Ru những muộn phiền' để lòng bình yên đi qua giông bão

Tập thơ 'Ru những muộn phiền' là sáng tác đầu tay của Cao Thanh Hương sau gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Ở tác phẩm này, cô thể hiện những cảm xúc của người đã trải qua một vài biến cố. Có buồn, có đau nhưng không trốn tránh...

'Ru những muộn phiền' cùng nhà báo Cao Thanh Hương để lòng bình yên đi qua giông bão - Ảnh 1.

Tác giả Cao Thanh Hương và tập thơ Ru những muộn phiền - Ảnh: HỒ LAM

Chiều 19-11, tại TP.HCM diễn ra buổi ra mắt và giới thiệu tập thơ Ru những muộn phiền của nhà báo Cao Thanh Hương. 

Sách gồm hai phần, tựa mỗi phần là một tứ thơ. Phần 1 có tựa "Ta gieo trồng những hạt mầm đau khổ/ Nụ hoa vừa nở là những giọt thủy tinh". Phần 2 có tên "Ngày mai và cái chết/ Cái nào đến trước vậy anh?/ Những điều xưa giờ nặng trĩu/ Một ngày bỗng hóa mong manh…".

Ru những muộn phiền, ru những niềm đau

Đề tài của Ru những muộn phiền khá đa dạng từ tình yêu đôi lứa đến tình cảm gia đình, cảm xúc với thiên nhiên, đời sống, một số bài còn mang hơi hướng như thiền, kinh...

'Ru những muộn phiền' cùng nhà báo Cao Thanh Hương để lòng bình yên đi qua giông bão - Ảnh 2.

Tập thơ Ru những muộn phiền - Ảnh: HỒ LAM

Dường như mỗi sáng tác là một trang nhật ký mà Cao Thanh Hương viết khi yêu, hạnh phúc, nồng nàn và cả những khi muộn phiền, đổ vỡ, đơn độc... 

Ở phần 1 là cảm xúc của một con người phố thị với thương yêu, khát khao chưa thỏa, còn chất chứa nhiều khắc khoải, thậm chí có cả tuyệt vọng, bẽ bàng:

"Đã bao lần / ta đứng nhìn kẻ trong gương / nước mắt tuôn rơi / môi lại khẽ cười / đâu dám để ai thấy gương mặt xấu xí nhất đời / sau chiếc mặt nạ / vẫn đang ngời hạnh phúc..." (bài Ngày mai).

Trong phần 2, có vẻ như người phụ nữ trong thơ của Cao Thanh Hương đã trưởng thành, cô ấy cất đi những muộn phiền để an nhiên, buông bỏ, nghĩ tích cực và đầy thấu hiểu. 

Từ Bình yên gõ cửa đến Vô thường, Biết đủ sẽ an yên, Hương gió bụi, Tôi - Miền an vui... là sự giác ngộ về nẻo minh chính của cuộc đời:

"Chỉ cần lòng bình thản / Trước mọi cuộc chuyển xoay / Hạnh phúc ở ngay đây / Nơi tim mình đang đập" (bài Hạnh phúc ở ngay đây).

Tâm sự với Tuổi Trẻ Online, Cao Thanh Hương xúc động nói: 

"Tôi làm tập thơ này trong khoảng thời gian bản thân gặp một biến cố lớn trong cuộc sống. Tôi ít tâm sự cùng ai và xem thơ giống người bạn tri kỷ. Tôi đối thoại với thơ để tự động viên mình vượt qua muộn phiền.

Tôi viết thơ trước hết để chữa lành cho chính mình, sau đó là muốn chữa lành cho những người mang vết thương lòng. Tôi muốn họ bình yên đi qua giông bão và thật tốt nếu mọi phiền muộn trong thế gian này đều được yêu thương và xoa dịu".

Tôi mang ơn nỗi buồn

Trong lời giới thiệu Ru những muộn phiền, NSƯT Hạnh Thúy chia sẻ: 

"Điều khiến tôi thích nhất là sự trong lành của cảm xúc, dù lời thơ đôi chỗ chưa trau chuốt người khó tính sẽ bảo thế - nhưng cảm xúc và tinh thần thơ thì đầy năng lượng và tích cực".

Quả thật, đọc thơ của Cao Thanh Hương, ta thấy được giông bão, nước mắt. Nhưng sau những điều ấy là khát khao được bình yên và an trú trong tinh thần

"Qua bao nhiêu bão nổi, dặn lòng đừng quá đa mang / Với bản thân hãy dịu dàng hơn một chút / Cứ chân thành nhưng đừng chạy theo cảm xúc / An trú trong hiện tại... ai rồi cũng bình yên" (bài Dặn lòng). 

Hỏi Cao Thanh Hương rằng "đến thời điểm này, đã có thể bước qua được nỗi buồn chưa?". 

Cô bảo: "Tôi đã bước qua nhưng vẫn nhìn lại và nói rằng: Nỗi buồn ơi! Tôi mang ơn và trân trọng bạn. Tôi nghĩ mọi người không cần phải trốn tránh nỗi buồn hay niềm đau, thay vào đó hãy mở lòng đón nhận, yêu thương vỗ về nó để thấy nỗi buồn cũng không quá tệ. 

Nếu không có những nỗi buồn thì chắc có lẽ tôi cũng sẽ không có tập thơ Ru những muộn phiền".

Cao Thanh Hương sinh năm 1984 tại Hà Nội. Cô hiện công tác trong lĩnh vực truyền thông tại TP.HCM. Cô bắt đầu viết báo từ năm 2007, là tác giả của hàng trăm bài báo viết về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Cao Thanh Hương cũng là quản lý truyền thông, quản lý hình ảnh cho một số nghệ sĩ tên tuổi ở phía Nam.

Sự giao thoa giữa thiền và thơ haiku trong Ba nghìn thế giới thơm

Theo nhà văn Nhật Chiêu, sở dĩ thơ haiku trở nên phổ biến như hiện nay chính là nhờ ảnh hưởng sâu sắc của tinh thần thiền.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar