10/02/2022 09:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Rốt ráo để học sinh trở lại trường

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Ngày 9-2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã có cuộc kiểm tra đầu tiên sau Tết Nguyên đán của Bộ GD-ĐT tại Hưng Yên nhằm đảm bảo an toàn khi đón học sinh trở lại trường.

Rốt ráo để học sinh trở lại trường - Ảnh 1.

Học sinh Đà Nẵng trong ngày trở lại trường - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Ba mục tiêu lớn trước mắt mà Bộ GD-ĐT đặt ra là đảm bảo an toàn cho học sinh khi trở lại trường, củng cố chất lượng giáo dục và hoàn thành chương trình năm học, kịp thời gian để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Độ cho biết: Năm học 2021 - 2022 là một năm học rất đặc biệt. Ngành GD-ĐT phải song song thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cũ và mới trong tình huống hầu hết các trường học phải đóng cửa. Việc dạy học trực tuyến, qua truyền hình được xem là giải pháp tình thế để học sinh không bị đứt quãng việc học tập.

Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng dạy học trực tuyến chủ yếu mới chỉ dạy kiến thức các môn học, trong khi yêu cầu ở giáo dục phổ thông là giáo dục con người. Nhiều nội dung giáo dục chỉ thực hiện tốt khi học sinh trở lại trường. 

Việc chậm có các giải pháp quyết liệt để đón học sinh trở lại trường cũng đồng nghĩa với việc bỏ lỡ các cơ hội để học sinh được giáo dục, trải nghiệm để hình thành nhân cách, kỹ năng, kiến thức cần thiết trong quãng tuổi học phổ thông. Thực hiện nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, đây là lúc các nhà trường cần có giải pháp rốt ráo để học sinh trở lại trường.

* Tại nhiều địa phương hiện nay, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Cùng với việc mở cửa trường học, theo ông, cần làm gì để giảm âu lo, tìm sự đồng thuận của phụ huynh trong việc đưa học sinh trở lại trường an toàn?

- Mỗi trường cần phải có một phương án tổng thể riêng trong việc đón học sinh trở lại trường và tổ chức dạy học trong điều kiện còn dịch. Phương án đó phù hợp với kế hoạch chung của địa phương và điều kiện cụ thể của trường, được các trường báo cáo lên sở GD-ĐT để nếu có phát sinh dịch, có thể căn cứ vào đó phản ứng nhanh, kịp thời.

Bên cạnh việc tuyên truyền để phụ huynh học sinh đồng thuận, cần có các giải pháp phòng dịch, đảm bảo an toàn cho học sinh để phụ huynh và học sinh có niềm tin, yên tâm. Nhiều địa phương đã tổ chức tiêm vắc xin mũi 2, mũi 3 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tới đây sẽ phải tiếp tục tiêm vắc xin cho học sinh lứa tuổi 6 - 11. Đây là một bài toán khó sẽ phải giải vì việc tiêm phủ vắc xin là một yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo an toàn cho học sinh khi trường học mở cửa trở lại.

Cùng với đó, thông điệp 5K theo khuyến cáo của ngành y tế vẫn là giải pháp cốt lõi để phòng dịch. Tôi cho rằng các địa phương cần phải có văn bản ký kết giữa ngành y tế và ngành giáo dục trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, cho cán bộ, giáo viên các nhà trường. 

Tại các trường cần có đầu mối y tế để kịp thời xử lý nếu có trường hợp F0 khi học sinh quay lại trường học trực tiếp. Làm sao để phụ huynh học sinh yên tâm khi sau lưng thầy trò các nhà trường là lực lượng y tế, sẵn sàng hỗ trợ.

Việc đảm bảo an toàn cho học sinh, không chỉ trông đợi ở các trường mà cần sự phối hợp của các gia đình học sinh, các lực lượng xã hội trong việc nâng cao ý thức phòng dịch, theo dõi sát sao sức khỏe học sinh và chủ động phối hợp với nhà trường để xử lý tình huống phát sinh, không để dịch bệnh lây lan. Phải cố gắng để không vì học sinh đến trường mà phát sinh ổ dịch.

* Củng cố chất lượng là một trong những mục tiêu trước mắt mà Bộ GD-ĐT đã đề ra trong khi dịch bệnh vẫn là vấn đề khó lường. Theo ông, trong thời gian tới, các trường cần lưu ý gì khi tiếp tục thực hiện chương trình năm học?

- Các trường vẫn cần duy trì tinh thần linh hoạt, thích ứng nhanh để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm học khi còn dịch bệnh. Tùy theo tình hình thực tế, các trường có thể bố trí học sinh học chéo ca ba buổi/tuần để đảm bảo giãn cách trong tuần đầu tiên. Sau đó đánh giá tình hình để có thể điều chỉnh lịch cho học sinh đến trường bình thường.

Các trường cần chuẩn bị điều kiện để tổ chức các lớp học 2 trong 1 để tổ chức dạy học đồng thời cho cả học sinh bình thường và học sinh đang phải cách ly y tế; dạy học xen kẽ giữa trực tuyến và trực tiếp; ưu tiên dạy nội dung chương trình cốt lõi theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, tăng cường ngay các hoạt động giáo dục thể chất, rèn kỹ năng cần thiết khi học sinh quay lại trường học.

Không bắt buộc 100% học sinh xét nghiệm COVID-19

Trao đổi về tình trạng nhiều nơi bắt buộc học sinh phải xét nghiệm COVID-19 mới được đến trường, ông Nguyễn Nho Huy, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD-ĐT), cho biết:

Tùy theo điều kiện về nguồn kinh phí, về tính cần thiết, các địa phương, các trường có thể tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho 100% giáo viên, học sinh, sinh viên. Một số trường đại học hiện nay cũng yêu cầu sinh viên khi trở lại trường phải có chứng nhận kết quả xét nghiệm nhanh COVID-19 hoặc xét nghiệm PCR âm tính. Tuy nhiên hiện cả Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế không có văn bản nào quy định bắt buộc phải thực hiện điều này khi học sinh, sinh viên quay lại trường học trực tiếp.

Chỉ có quy định xét nghiệm COVID-19 cho những trường hợp nghi nhiễm, có biểu hiện ho, sốt, khó thở để thực hiện các biện pháp khoanh vùng, phòng lây lan dịch khi cần thiết.

Bộ GD-ĐT: Không bắt buộc tất cả học sinh xét nghiệm COVID-19

TTO - Ngày 9-2, trao đổi về tình trạng nhiều nơi bắt buộc 100% học sinh phải xét nghiệm COVID-19 mới được đến trường, ông Nguyễn Nho Huy, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, khẳng định Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế không có quy định việc này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới có 5 trường THPT chuyên.

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng

Với nhiều sinh viên, mùa hè là thời điểm vàng để làm đẹp hồ sơ xin việc (CV), tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Hiện nay, một số công cụ như Turnitin và GPTZero có khả năng phát hiện đạo văn, bài luận do AI 'sáng tác' hay số liệu ảo, biểu đồ ảo...

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Năm 2025, mức thu học phí các trường đại học cao hơn năm ngoái và sẽ tiếp tục tăng qua từng năm theo lộ trình.

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) kết luận nhiều nội dung sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo và tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu.

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar